"Việc này thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng". Theo ông Hải, việc áp giá điện theo giá thị trường là cần thiết, giúp EVN tái đầu tư, đảm bảo kinh doanh có lãi. Nhưng nếu năm 2009 khi đã tăng giá điện, EVN vẫn cắt điện tùy tiện thì có "đền bù thiệt hại" cho người tiêu dùng, cho DN hay không?
Trước hết, EVN phải chấp hành Luật Điện lực, bồi thường cho DN, cho người dân khi bị cắt điện. Người dân và DN đồng ý chia sẻ khó khăn với ngành Điện thì cũng là chia sẻ với độc quyền nhà nước để có điều kiện đầu tư phát triển điện".
Mới đây (9/2008), trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về vốn cho các dự án điện, Thủ tướng cũng yêu cầu cơ chế hoạt động của ngành Điện cần được tiếp tục nghiên cứu, cải cách theo hướng cơ cấu lại bộ máy tổ chức quản lý, xây dựng thị trường điện cạnh tranh, đồng thời với việc giảm dần vai trò độc quyền của EVN trong các khâu phát điện, phân phối điện, kinh doanh điện. Vì độc quyền nên, mới có “Kiểu kinh doanh hiếm thấy: “Đầu năm 2008, sau thời gian dài giữ giá xăng dầu, bất ngờ cuối tháng 7/2008, giá xăng dầu tăng vọt, tác động bất lợi đến nền kinh tế. Thế nhưng, vài tháng nay, khi giá dầu thô thế giới giảm mạnh trên 50% thì giá xăng dầu trong nước lại giảm "nhỏ giọt". Làm ăn như thế nên nhiều mặt hàng trong nước hiện không thông thương được với thế giới, đang đi chệch "quỹ đạo"
Đại biểu Vũ Hoàng Hà (Bình Định) thắng thắn: "Tôi cho rằng, đây là vấn đề thiếu cơ chế cạnh tranh và thiếu cơ chế quản lý của Nhà nước để có thể can thiệp khi cần thiết, vì trong lĩnh vực xăng dầu chỉ có 11 đầu mối nhập khẩu. Riêng Petrolimex đã chiếm đến 60% khối lượng dầu “nhập khẩu”. "Chưa có giá thị trường" và "cho phép DN độc quyền tự định giá theo thị trường mà không có cơ chế kiểm soát giá" - điều này được các chuyên gia kinh tế nhận định là các sai lầm về mặt quản lý kinh tế trong điều hành giá của Việt Nam hiện nay. Các chuyên gia khuyến cáo, Việt Nam cần tuân thủ nguyên tắc, phải trả tự do cạnh tranh về với thị trường trước khi trả giá về với thị trường. Điều mà Chính phủ cần quan tâm lúc này là điều hành giá đối với những ngành còn độc quyền. Điểm mấu chốt là Chính phủ phải có cơ chế, quy định cụ thể. Ví dụ, khi ngành này giảm giá thì các ngành liên quan cũng phải giảm theo, nếu không, cần phải quy trách nhiệm và truy thu phần lợi nhuận do hành vi kinh doanh bất hợp pháp. Một ví dụ về ngành viễn thông cho thấy, rõ ràng khi đang còn độc quyền, giá dịch vụ viễn thông ở mức cao "chót vót". Tuy nhiên, khi bước vào cạnh tranh, mặc dù trong giai đoạn đầu mới chỉ là cạnh tranh giữa các DN nhà nước với nhau, giá dịch vụ viễn thông đã có tính cạnh tranh, chưa kể nếu cho tư nhân hoặc nước ngoài vào cuộc thì lợi ích của người tiêu dùng còn được nhiều hơn thế, trong khi, DN vẫn không "chết" như người ta thường nói. Vì vậy, bài học lớn được rút ra là, càng độc quyền, càng không hiệu quả và càng tập trung lợi ích cho nhóm độc quyền.
Người dân bức xúc đề nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định về cơ chế quản lý và hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước theo hướng xóa bỏ dần độc quyền doanh nghiệp và giảm hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời công khai các hoạt động của các doanh nghiệp này. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, những lập luận đòi đa dạng hoá ngành nghề của các tập đoàn chỉ là bao biện. Các tập đoàn đã độc quyền, hưởng đặc quyền lại đòi quyền tự do kinh doanh như khu vực khác là không sòng phẳng. Không biết đến bao giờ chúng ta mới đi đúng “đường” phù hợp với quy luật phát triển và hợp lòng dân?