Theo đại biểu, luật sư Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh), có một thực tế hiện nay Việt Nam sử dụng tiền mặt quá nhiều, công tác quản lý hết sức khó khăn.
Do vậy biện pháp chống gian lận đòi hỏi hết sức lưu ý nếu không Luật Phá sản sẽ là cơ hội tạo điều kiện cho người muốn trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, gian lận trong công nợ, núp bóng, mượn thủ tục phá sản, bởi vì nhiều hành vi lúc đó quản tài viên không làm được.
Cùng chia sẻ với quan điểm trên, đại biểu Đặng Thành Tâm, đại biểu Nguyễn Quốc Bình (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng: Dự thảo Luật Phá sản quy định doanh nghiệp được nộp đơn tuyên bố phá sản khi nợ đến hạn phải trả ở con số 200 triệu đồng trở lên mà không trả được có vẻ không ổn.
Theo ông Tâm, hiện các doanh nghiệp có nhiều quy mô, không nên quy định con số "cứng" mà thông lệ các nước thường quy định theo tỷ lệ, thấp nhất 20% theo tỷ lệ vốn điều lệ. Ở Việt Nam nên lấy con số 30%.
Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Nguyễn Quốc Bình cho rằng cần có quy định xem xét việc không chịu thanh toán khoản nợ đó hay không có khả năng thanh toán, đồng thời không nên quy định cứng con số 200 triệu đồng cho mọi doanh nghiệp mà nên quy định mở.
Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu đề cập là việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án tỉnh tại Điều 10.
Theo dự thảo trình tại cuộc họp lần này, rút lại thẩm quyền toà án cấp huyện và tập trung vào cấp tỉnh. Tuy nhiên nhiều đại biểu cho rằng quy định sửa đổi như trên là không thực tế. Đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Nội) cho rằng, quy định như dự thảo sẽ tạo áp lực cho Toà án nhân dân cấp tỉnh.
Liên quan đến việc mở rộng đối tượng áp dụng của Luật Phá sản, có hai luồng ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất ủng hộ mở rộng đối tượng với hộ có đăng ký kinh doanh, có báo cáo thuế để làm cơ sở minh bạch.
Tuy nhiên loại ý kiến thứ hai đề nghị cần cân nhắc, bởi nếu mở rộng tất cả các đối tượng tham gia thì lượng tiền sẽ rất lớn và khả năng đảm đương khó khả thi trong khi chúng ta đang có chủ trương tinh giản biên chế.
Trước đó, trong tờ trình đọc trước Quốc hội ngày 13/11, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho biết, việc mở rộng đối tượng áp dụng theo hướng mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và có đăng ký kinh doanh nếu lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì đều có thể bị đưa ra Tòa án để giải quyết theo thủ tục phá sản.
Quan điểm các chủ thể kinh doanh trong đó có cá nhân, hộ gia đình... cần được bình đẳng với doanh nghiệp trong việc sử dụng các cơ chế do pháp luật quy định, trong đó có cơ chế phá sản. Nếu chẳng may thua lỗ thì các chủ thể này cũng được hưởng một cơ chế xử lý nợ như các tổ chức sản xuất kinh doanh khác để có cơ hội trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các chủ nợ cũng bảo đảm cơ chế đòi nợ đúng pháp luật, tránh tình trạng bắt siết nợ, gây mất trật tự an toàn xã hội như một số trường hợp xảy ra hiện nay. Nhiều hộ gia đình có quy mô kinh doanh lớn, làm ăn với doanh nhân nước ngoài nên Luật Phá sản cũng cần sửa đổi cho phù hợp với quy định của thế giới, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.
function PrintPopup() { window.open('/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=186049', '', 'width = 890,height = 480,location= yes, resizable=yes,scrollbars=yes, toolbar=no,location=no,menubar=no'); } function EmailPopup(url) { window.open('/Utilities/Email4Friend.aspx?news_url=' + url, '', 'status=no,toolbar=no,scrollbars=yes,titlebar=no,menubar=no,resizable=yes,width=640,height=480,directories=no,location=no'); return false; } function socialShare(type, title, link) { title = typeof title !== 'undefined' ? title : document.title; link = typeof link !== 'undefined' ? link : window.location.href; var eTitle = encodeURIComponent(title); var eLink = encodeURIComponent(link); switch (type) { case 'fb': window.open('http://www.facebook.com/sharer.php?u=' + eLink + '&t=' + eTitle); break; case 'tw': window.open('http://twitter.com/home?status=' + eTitle + ' ' + eLink); break; case 'zm': window.open('http://link.apps.zing.vn/share?u=' + eLink + '&t=' + eTitle); break; case 'lh': window.open('http://linkhay.com/submit?url=' + eLink + '&title=' + eTitle); break; } return false; } function sns_click(type) { var sns_sharekey; if (type == "facebook") { sns_sharekey = 'http://www.facebook.com/sharer.php?u='; } else if (type == "zingme") { sns_sharekey = 'http://link.apps.zing.vn/share?url='; } else if (type == "googleplus") { sns_sharekey = 'https://plus.google.com/share?url='; } u = location.href; t = document.title; window.open(sns_sharekey + encodeURIComponent(u) + '&t=' + encodeURIComponent(t), 'sharer', 'toolbar=0,status=0,width=626,height=436'); return false; }