"Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia": Cần xem xét kỹ lưỡng hơn

Sáng 18/4/2018, nhiều đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp hội, doanh nghiệp trên cả nước đã thảo luận và chia sẻ quan điểm của mình về dự án “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia” đang đư
p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px}

Các ý kiến được đưa ra tại Toạ đàm về dự án “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia” do Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Toạ đàm được tổ chức nhằm trao đổi về sự cần thiết ban hành dự án Luật cũng như tác động của Luật đối với phát triển kinh tế xã hội, phát triển của ngành sản xuất, kinh doanh rượu, bia hay những quy định về kiểm soát giảm mức tiêu thụ rượu, bia, kiểm soát việc cung cấp rượu, bia để giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia và về đề xuất thành lập Quỹ nâng cao sức khoẻ.

Phát biểu tại Toạ đàm, ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch VBA nhận định, bia, rượu là một trong những đồ uống có truyền thống lâu đời và đã trở thành nét văn hoá trong sinh hoạt thường ngày và lễ hội truyền thống của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch VBA nhấn mạnh ý nghĩa văn hóa và kinh tế của đồ uống rượu, bia không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, năm 2017 sản lượng bia các loại ước đạt 1.000,6 triệu lít tăng 5,65% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng bia trong 3 năm gần đây (2015-2017) có xu hướng giảm dần, năm 2017 giảm 3,65% so với 2016.

Một báo cáo về tình hình sản xuất bia toàn cầu theo từng quốc gia của Trường Đại học Beer Kirin Nhật Bản năm 2016 cho thấy, sản lượng bia tiêu thụ theo bình quân đầu người/năm của Việt Nam là 40,8 lít/người/năm, xếp thứ 54 và đứng sau Hàn Quốc, được đánh giá thuộc loại trung bình thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

Theo một báo cáo khác của WHO về tình hình sử dụng đồ uống có cồn và sức khỏe toàn cầu năm 2014, sử dụng chất có cồn ở Việt Nam nằm trong ngưỡng 5-7,4 lít/người/năm cồn nguyên chất. Mức sử dụng lượng cồn nguyên chất bình quân theo đầu người (+15 tuổi) của Việt Nam là 6,6 lít/người/năm, đứng thứ 94/194 nước thành viên của WHO.

Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì tiêu thụ bình quân đầu người/năm quy ra độ cồn nguyên chất ở Việt Nam là 4,4 lít/người/năm.

Ông Nguyễn Văn Việt cho rằng, những số liệu trên cho thấy thực trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam hiện nay không cao so với thế giới, và nếu sử dụng rượu, bia điều độ, phù hợp với khuyến cáo của bác sỹ thì bản thân rượu, bia không có hại cho sức khỏe mà ngược lại, còn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Chỉ có lạm dụng rượu, bia mới gây ra tác hại đối với sức khỏe, theo đúng như Quyết định 244/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ngày 12/2/2014 về Chính sách quốc gia Phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Nguyên nhân chính gây ra tác hại hay các vụ ngộ độc là do người tiêu dùng sử dụng các loại rượu không có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác, không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm,

Nghiên cứu điều tra quốc gia của bà Lưu Bích Ngọc - Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện tại 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt nam từ tháng 11/2014 - tháng 1/2016 cho thấy, rượu không kiểm soát được ở Việt Nam là rất cao, chiếm tới 75% tổng lượng rượu tiêu thụ. Bà nhấn mạnh, loại rượu này chất lượng rất kém và là nguyên nhân gây ra ngộ độc, hàng năm gây thất thu ngân sách lớn (ước tính 2.000 tỷ đồng theo dự thảo tờ trình của Bộ Y tế).

Bởi vậy, ông Nguyễn Tiến Vỵ, - Phó Chủ tịch thường trực VBA cho rằng, điều đầu tiên cần xem xét lại đối với Dự thảo Luật là đánh giá kỹ lưỡng về sự cần thiết xây dựng dự án luật này. Nếu có xây dựng Luật, cần xem xét đổi tên thành Luật “Kiểm soát đồ uống có cồn” hoặc “Luật phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn”. 

Đặc biệt, với tư cách là một luật sư, ông Nguyễn Tiến Vỵ chỉ ra rằng, hiện nay hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về sản xuất kinh doanh và sử dụng rượu bia khá đầy đủ, có tới 85 văn bản từ Luật, Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư,… nhưng công tác quản lý vẫn chưa thực sự hiệu quả. khẳng định cần nghiên cứu, xem xét các quy định về kiểm soát nguồn cung và kiểm soát nhu cầu phù hợp với thực tế và truyền thống của Việt Nam hơn nữa, tập trung kiểm soát thật tốt các vấn đề như rượu tự nấu, rượu nhập lậu, rượu thuốc đang buôn bán tràn lan trôi nổi trên thị trường.

Ông Nguyễn Tiến Vỵ - Phó Chủ tịch thường trực VBA đưa ra những kiến nghị đối với dự án Luật dưới góc nhìn của một luật sư

VBA cũng cho rằng, việc thành lập Quỹ Nâng cao sức khỏe cũng không phù hợp bởi mô hình này đã cho thấy sự thiếu sót và chưa thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới, lượng ngân sách thu được cho Quỹ chưa có cơ chế ràng buộc và công khai minh bạch, trong khi các doanh nghiệp ngoài việc chịu mức thuế tiêu tụ đặc biệt là 65% thì phải đóng góp thêm 1-2% trên giá tính thuế đó cho Quỹ. Chi phí kinh doanh đội lên cao sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn nữa trong phát triển.

Là một trong những doanh nghiệp lớn đang hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực đồ uống và đặc biệt là bia, rượu, Heineken cũng cho rằng một số yếu tố trong dự án Luật này có thể tạo ra tác động lớn và tiêu cực đến nền kinh tế, thậm chí gián tiếp tiếp tay cho hoạt động kinh doanh bia, rượu bất hợp pháp và có hại cho người tiêu dùng.

Ông Matthew Wilson - Giám đốc Ngoại vụ cấp cao Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam nhận định, bên cạnh việc bất hợp lý trong quy định khoảng thời gian được uống trong ngày, việc cấm doanh nghiệp rượu, bia tài trợ và quảng cáo cũng không mang lại lợi ích cho bất cứ đối tượng nào. Nhiều doanh nghiệp như Heineken, Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn đã đồng hành cùng nhiều sự kiện ý nghĩa và quy mô ở Việt Nam như Countdown, Giờ Trái Đất, đường đua F1,… Nếu như hoạt động này không còn được cho phép, người Việt sẽ không còn được trải nghiệm thú vị và sôi nổi như vậy nữa, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng hơn không chỉ về kinh tế mà về cả văn hóa - xã hội.

Ông Matthew Wilson - Giám đốc Ngoại vụ cấp cao Heineken Việt Nam cho rằng dự án Luật có thể phản tác dụng đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng nếu không có sự xem xét, điều chỉnh kỹ lưỡng hơn 

Việc quảng cáo bia, rượu cũng là một vấn đề tương tự, thay vì việc cấm quảng cáo, ông Matthew Wilson cho rằng cần tập trung hơn vào vấn đề kiểm soát nội dung và phân phối quảng cáo đến các đối tượng phù hợp.

Đánh giá về Quỹ Nâng cao sức khỏe, đại diện Heineken thẳng thắn cho biết, đây là một mô hình không hiệu quả, minh chứng là ở nhiều nước trên thế giới tỷ lệ phân bổ ngân sách quỹ cho hoạt động phòng, chống tác hại chỉ ở mức dưới 5%. Trong khi rất nhiều doanh nghiệp đang hướng đến việc triển khai những chiến dịch điều chỉnh hành vi người tiêu dùng, như chương trình “Đã uống rượu bia thì không lái xe” của Heineken năm 2017, thì nếu Quỹ đi vào hoạt động khoản chi phí đang sử dụng cho những chương trình này sẽ bị phân bổ lại, thay thế bởi những chương trình kém hiệu quả hơn.

Cũng tại Tọa đàm, nhiều đại biểu Quốc hội đã đưa ra ý kiến về việc nên xác định đúng và tập trung vào vấn đề nghiêm trọng là rượu lậu và rượu tự nấu không được kiểm chứng nguồn gốc và chất lượng, thay vì đưa ra những điều kiện gây hoang mang và bất lợi cho các doanh nghiệp. Người tiêu dùng khi không được cung cấp đúng theo nhu cầu có thể sẽ tìm đến những loại rượu, bia không hợp pháp và kéo theo là một loạt các hệ lụy về sức khỏe.

Nhiều đại biểu Quốc hội thẳng thắn đóng góp những quan điểm của mình về dự án Luật, mong muốn nhìn thấy sự điều chỉnh hợp lý trong tương lai

Các đại biểu hy vọng, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng liên quan có thể xem xét lại một cách kỹ lưỡng và đúng đắn vấn đề, lắng nghe những đóng góp của các Hiệp hội, doanh nghiệp để điều chỉnh sao cho Luật phục vụ tối đa cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam, chung tay phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thy Thảo