- Vùng I: 4.180.000 đồng (tăng 200.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
- Vùng II: 3.710.000 đồng (tăng 180.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
- Vùng III: 3.250.000 đồng (tăng 160.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
- Vùng IV: 2.920.000 đồng (tăng 160.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
Như vậy, tính bình quân chung 4 Vùng, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 được Hội đồng tiền lương Quốc gia đề xuất tăng khoảng 5,3% so với năm 2018.
Phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 này sẽ được trình lên Chính phủ để ban hành Nghị định mới về lương tối thiểu vùng 2019.
Nghị định mới sẽ thay thế Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (áp dụng kể từ ngày 01/01/2019).
Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất mức tăng tối thiểu là 6,1%, trong khi đó Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đại diện cho giới chủ đề xuất mức tăng là 5,1%. Do vẫn còn mức chênh lệch, nên hai bên tiếp tục bàn thảo rồi thống nhất mức tăng 5,3%. Kết quả sau đó cho thấy, 15/15 thành viên hội đồng thống nhất mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 sẽ tăng 5,3 % so với mức lương tối thiểu năm 2018.
Lương tối thiểu vùng 2019: Tăng từ 160.000 – 200.000 đồng
TCCT
Sáng 13/8, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã bỏ phiếu chọn mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 là 5,3% so với năm 2018, tương ứng tăng từ 160.000 đến 200.000 đồng/người/tháng. Cụ thể: