“Cường dép lốp” viết giấc mơ làm OCOP
23/08/2023 lúc 16:30 (GMT)

“Cường dép lốp” viết giấc mơ làm OCOP

Sản phẩm "bước ra" từ câu chuyện lịch sử

Câu chuyện tôi sắp kể ra đây là về anh Cường, người bỏ ghế phó giám đốc theo nghiệp làm dép cao su của gia đình. Với tham vọng tạo nên “đôi dép quốc dân” Việt Nam, giờ đây, sản phẩm dép cao su mộc mạc ngày nào đang dần định vị trong lòng người tiêu dùng với chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao.

Giữa những ngày hè nắng như đổ lửa, tôi được tham gia buổi giới giới thiệu sản phẩm của anh "Cường dép lốp" trên con phố náo nhiệt bậc nhất Hà thành. Chọn không gian giới thiệu sản phẩm là ngôi đình Kim Ngân, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, ngày diễn ra sự kiện là ngày sinh nhật Bác Hồ, người kể câu chuyện là bác cựu chiến binh, tiết mục văn nghệ của các cựu quân nhân đoàn văn công… Cường dép lốp như tái diễn không gian chiến trường xưa, khắc họa tâm trí người xem bối cảnh ra đời của đôi dép cao su, đôi dép huyền thoại gắn chặt với những nhân vật lịch sử trong 2 cuộc kháng chiến thần kỳ.

vua dép lốp
vua dép lốp
vua dép lốp
vua dép lốp
vua dép lốp
vua dép lốp
 
 

Nhưng, điều làm người xem, trải nghiệm ấn tượng hơn cả đó là cách bài trí chiếc lốp khổng lồ, những đôi dép cao su ngoại cỡ và có cả những người thợ già cặm cụi tạo ra những đôi dép cao su. Cách kể chuyện như vậy khiến người có mặt như tôi như bị lôi cuốn thực sự, Cường dép lốp đã làm OCOP với cách bắt đầu như vậy.

Cường dép lốp tên thật Nguyễn Tiến Cường, anh là con rể Vua dép lốp Phạm Quang Xuân, nghệ nhân làm lại đôi dép cao su của Bác Hồ, hiện đang được trưng bày trong Bảo tàng Hồ Chí Minh. Theo lời kể của Cường, ông Xuân từng là công nhân xí nghiệp dép lốp Hà Nội. Sau này khi đất nước thống nhất, xí nghiệp giải thể, ông túc tắc làm dép tại nhà nhưng không đủ sống. Cuối cùng, ông phải lăn lộn với nhiều nghề khác nữa, từ sửa đồng hồ, trang trí nội thất, đến dán để giày,…để tiếp tục mưu sinh.

 

Năm 2014, Nguyễn Tiến Cường đã tiếp nối nghề làm dép và lập ra nhãn hiệu VUA DÉP LỐP. Giai đoạn nối nghiệp, có thể coi là giai đoạn khởi nghiệp nghề dép lốp, bởi khi anh Cường tiếp nối nghề làm dép thì cha vợ anh là nghệ nhân Xuân tuổi đã cao (72 tuổi), đã bỏ nghề, chi thi thoảng làm 1 vài đôi tặng cho người thân. Dép trong giai đoạn này nặng và mẫu mã chỉ quanh quẩn 2,3 mẫu. Không có giá trị thương mại nếu kinh doanh.

 

 

Thời điểm đó, Cường đã có hơn 10 năm làm việc trong ngành phần mềm và lên tới vị trí phó giám đốc. Một mặt anh vẫn đến văn phòng bình thường, một mặt anh bắt đầu thử nghiệm ý tưởng bán dép cao su. Anh lập trang depcaosu.com và giới thiệu sản phẩm của ông Xuân lên đó. Không ngờ về sau, nhiều người thích rồi tự tìm đến tận nhà ông Xuân đặt dép.

Nguyễn Tiến Cường danh thời gian đến khắp các bảo tàng để tìm hiểu đâu là đôi dép Bác Hồ, đâu là đôi dép bộ đội ta đi trong thời chống Pháp, chống Mỹ. Anh cũng lặn lội khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, nghe ở đâu có thợ làm dép cao su là Cường tìm tới học hỏi.

Có công ty, có thương hiệu, nhưng bán ở đâu, bán cho ai, bán như thế nào thì Cường phải tìm hiểu. Anh theo đường du lịch sang Thái Lan, Trung Quốc, xem người ta buôn bán thế nào. Cuối cùng, Cường nhận ra anh không chỉ bán sản phẩm, mà cần bán kèm cả câu chuyện phía sau.

Mỗi đôi dép đều gửi kèm một bức thư viết tay

Trở về, Cường đề xuất với Bảo tàng Hồ Chí Minh để được vào biểu diễn miễn phí quy trình làm dép, cũng như chia sẻ về những câu chuyện lịch sử xoay quanh đôi dép cao su. Khách quốc tế đến xem, ai cũng khen biểu diễn hay. Nhưng để mua sản phẩm thì không. Họ muốn những đôi dép mỏng, nhẹ, thời trang, trong khi dép cao su của Cường có phần đế dày, lại chỉ có một màu đen tuyền cục mịch.

vua dép lốp
vua dép lốp

Với tư duy ấy, 3 năm liền, công ty của Cường tồn tại lay lắt, sản phẩm bán được đếm trên đầu ngón tay. Nhưng Cường không từ bỏ. Mỗi đôi dép bán ra, anh đều gửi kèm một bức thư viết tay giới thiệu về câu chuyện ý nghĩa phía sau sản phẩm. Anh dành thời gian ở Bảo tàng nhiều hơn ở nhà, để nghiên cứu và tìm tòi hướng đi. Người thân không ai dám nói trước mặt, nhưng sau lưng đều lo lắng trước tình cảnh của anh.

Anh Nguyễn Tiến Cường cho biết, con đường đưa sản phẩm dép lốp đạt OCOOP 4 sao của Vua Dép Lốp cũng không kém phần gian nan. Sản phẩm dép lốp của anh phải hội tụ đủ tiêu chí mẫu mã đẹp, đa dạng, về chất lượng sản phẩm đạt kỹ thuật cao, bền, có nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu rõ ràng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước và sản phẩm đạt giải trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp của anh cũng phải có báo cáo tài chính minh bạch, ngày càng mở rộng thị trường, sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế và đặc biệt là có câu chuyện về sản phẩm cuốn hút, độc đáo và đặc sắc. 

 

 

vua dép lốp

 

Để làm được điều đó, 5 năm đầu, anh Cường đã gặp muôn vàn khó khăn, khó khăn cả đầu vào lẫn đầu ra. Đầu vào giờ chẳng còn ai làm nghề này tại Hà Nội, đầu ra thì không biết giờ liệu còn ai đi đôi dép có từ gần 1 thế kỉ không?

Bằng đam mê và sứ mệnh khôi phục và phát huy 1 di sản là dép lốp, mọi khó khăn đều đã được anh giải quyết.

Đầu vào thay vì chỉ gia đình làm, anh đã quy tụ nhiều thợ làm dép lốp giỏi ở khắp mọi miền tổ quốc, nhờ nghệ nhân đào tạo nâng cao tay nghề. Từ đó giải quyết được khâu đầu vào: Số lượng lớn, chất lượng tiêu chuẩn Nghệ nhân.

Đầu ra, ban đầu anh định hướng tập trung vào thị trường khách du lịch nước ngoài, Khi Covid ập đến, khách du lịch không còn, Vua dép lốp đã tập trung bán hàng trên các nền tảng Online, Fouder Cường tham gia nhiều chương trình trên truyền hình VTV như: Cất Cánh, Dám Sống… đã giúp công ty từng bước chinh phục được khách hàng trong nước.

Anh Cường đúc kết lại, khi đã chinh phục thị trường nước ngoài trước, trong nước sau sẽ rất bền vững.

 

Trong quá trình phát triển, Vua dép lốp gặp nhiều sự cạnh tranh. Trong nước các sản phẩm nhái, kém chất lượng, giá rẻ. Đó là giai đoạn vô cùng khó khăn.

 

Tuy nhiên, Vua dép lốp cuối cùng vẫn tìm được phương án. Sản phẩm phải đa dạng và thời trang. Và điều đặc biệt là phải tạo ra những nguyên liệu có tính độc quyền dù muốn nhái mẫu mã cũng khó có nguyên liệu để làm. Lốp có vải bố, lốp có màu đang là độc quyền của Vua dép lốp.

Để không phải cạnh tranh với dép lốp giá rẻ, chúng tôi xác định đối thủ là dép da, dép lốp sẽ phải đẹp như dép da, lấy các nhãn hiệu nổi tiếng là đối tượng thi đấu. Xác định, làm đẹp gần như họ nhưng sẽ bền và đi được nước. Từ đó sản phẩm đẹp hơn và giá bán ở phân khúc cao dần.

Điều làm anh Cường tâm đắc đó là, liên tục sáng tạo, liên tục đổi mới, liên tục phân tích số liệu để quản trị từ sản xuất đến bán hàng. Phải sản xuất tốt đến mức mà người khác xem vẫn không thể bắt chước được, hoặc bắt chước cũng không rẻ bằng. Đó là bí quyết phát triển của Vua dép lốp.

vua dép lốp
vua dép lốp

Cường cũng tiết lộ một chi tiết đặc biệt, đó là anh không bao giờ có thói quen tặng dép, nhưng số khách VIP sử dụng sản phẩm của Vua Dép Lốp rất đông. Có các đại sứ Anh, Pháp, Mỹ, Nhật... có người nổi tiếng như Giáo sư Ngô Bảo Châu, có doanh nhân như Đặng Lê Nguyên Vũ, Nguyễn Thành Nam (FPT), có các nghệ sĩ như Chí Trung, Công Lý,... Trong cơ cấu khách hàng mua dép lốp của Cường, người Việt hiện mới chiếm cỡ 10%, đến 90% còn lại là khách nước ngoài.

"Nhiều người Việt vẫn định vị dép cao su là sản phẩm rẻ tiền, đen chân, có bán giá bao nhiêu cũng vẫn đắt. Tôi muốn thay đổi quan niệm này, biến dép cao su thành đôi dép quốc dân, đôi dép người Việt Nam nào cũng có".

Đến nay, Vua dép lốp đã mở được 5 cửa hàng và 15 đại lý trong nước. Tại nước ngoài, sản phẩm đã có đại lý ở Trung Quốc, Nhật Bản, Anh và Pháp. Riêng Trung Quốc, sau nhiều năm, các đối tác vẫn phải nhập hàng trực tiếp từ Vua dép lốp chứ không thể trổ tài "đạo nhái".

vua dép lốp

 

Những đồng nghiệp cũ ở FPT của anh Cường là những khách hàng đầu tiên và là những người tích cực quảng bá nhất cho dép lốp của Cường.

Anh Nguyễn Thành Nam, phó chủ tịch HĐQT Đại học FPT, từ chục năm nay luôn xuất hiện với đôi dép lốp "vật bất ly thân". Anh Nam là "khách sộp", mỗi lần đến cửa hàng lại mua luôn mấy chục đôi, vừa để đi, vừa để tặng những ai quan tâm đến lịch sử dép lốp.

Còn chủ nhân Vua dép lốp có một khát vọng lớn hơn, anh muốn duy trì một chương trình biểu diễn về dép cao su, giới thiệu với du khách việc làm dép truyền thống và những điệu nhảy đương đại của lớp trẻ.

 

Bài: Thăng Long
Ảnh bìa: Duy Kiên


Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí