[E-magazine] Tín hiệu lạc quan trong thu hút FDI từ các đối tác CPTPP
08/11/2022 lúc 10:30 (GMT)

[E-magazine] Tín hiệu lạc quan trong thu hút FDI từ các đối tác CPTPP

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) ngoài ý nghĩa gia tăng trao đổi hàng hóa, dịch vụ, còn là cơ hội để Việt Nam thu hút FDI từ các đối tác CPTPP, do gỡ bỏ 95% sắc thuế hải quan của thị trường khoảng 500 triệu người, chiếm 12,9% GDP toàn cầu và 14,9% kim ngạch thương mại thế giới.

CPTPP
Nhập chú thích ảnh

Việc đầu tư trong các nước thành viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn của thương mại và đầu tư bền vững, phù hợp với kinh tế xanh, ít phát thải khí nhà kính. Song những điều kiện tưởng như là rào cản này lại có sức hút đầu tư mạnh mẽ hơn vào Việt Nam.

Về đầu tư, CPTPP đặt ra yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa, các quy định về sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ. CPTPP quy định những tiêu chuẩn cao về thể chế, luật pháp, quản lý nhà nước gây áp lực cải cách thể chế theo chuẩn mực quốc tế, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

(GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)

  • Năm 2019, Việt Nam thu hút xấp xỉ 9,5 tỷ USD vốn FDI từ các nước CPTPP.
  • Năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2019
  • Năm 2021 đạt 14,8 tỷ USD tăng 25,4% so với năm 2021.

Với mức tăng 2 con số qua mỗi năm thực thi CPTPP, có thể coi đây là tín hiệu lạc quan.

Năm 2022 được đánh giá có nhiều triển vọng thu hút FDI từ các đối tác CPTPP do bối cảnh đầu tư chung của toàn cầu.

  • UNCTAD dự báo do dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhiều nước ban hành cơ chế, chính sách mới ưu đãi đầu tư nên FDI toàn cầu năm 2022 sẽ khởi sắc. Nguồn vốn FDI vào châu Á, trong đó có một số nước tASEAN, có thể đạt mức cao hơn năm 2021.
  • Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định khá lạc quan về triển vọng khôi phục và phát triển kinh tế Việt Nam năm 2022, với dự báo tốc độ tăng GDP đạt 6,5%- 6,8%.
  • Các nhà đầu tư quốc tế coi Việt Nam là đối tác quan trọng về thương mại và đầu tư trong định hình lại cơ cấu chuỗi sản xuất nhằm đa dạng hóa nguồn cung.
              
    CPTPP
    Ông Douglas Foo, Chủ tịch Liên đoàn sản xuất Singapore

     

    Với việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do với tư cách là thành viên ASEAN và CPTPP, doanh nghiệp hai nước sẽ có thêm nhiều cơ hội để tận dụng các lợi thế song phương, đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh.

     

              
     

Với CPTPP, nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam đã tích lũy được kinh nghiệm trong nhận đầu tư  với những đối tác của FTA thế hệ mới, nên đã chuẩn bị điều kiện để mở rộng quan hệ song phương trong bối cảnh bình thường mới.

Hơn thế nữa, bốn nước thành viên CPTPP khu vực châu Mỹ đều có độ mở cao như Canada có 15 FTA, Mexico có 13 FTA, Chile có 29 FTA, Peru có 22 FTA. Với mạng lưới FTA bao phủ, rộng khắp, Việt Nam có thể tận dụng những mối liên kết kinh tế này để đón nhận đầu tư mạnh mẽ từ các đối tác CPTPP.

CPTPP
Nhập chú thích ảnh

 

Ngày 11/01/2022, tại kỳ họp lần thứ nhất Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, với nhiều điểm mới, theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tăng cường phân cấp, minh bạch, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, bổ sung cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án quy mô lớn…

Kỳ vọng thu hút đầu tư từ CPTPP còn đặt trên nền tảng các đối tác của Việt Nam trong CPTPP như Brunei, Malaysia, Singapore, Nhật Bản và Australia vốn là những đối tác truyền thống về thương mại và đầu tư; Canada và Mehico là 2 thị trường có tiềm năng lớn.

          
Nguyễn Mại
GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)

Doanh nghiệp lớn và tập đoàn kinh tế, hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức khoa học, giáo dục, tổ chức tư vấn cần coi việc hợp tác và giúp đỡ doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện định hướng và mục tiêu chuyển đổi số của quốc gia. Họ cần coi đây là nền tảng để các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tối ưu hóa hiệu quả thu hút FDI từ các hiệp định FTA thế hệ mới. 

          

Hơn thế nữa, do chủ động trong các vòng đàm phán để bảo vệ lợi ích quốc gia trong quan hệ với các nước thành viên khác, Việt Nam được hưởng một số ưu đãi riêng của CPTPP, nên các đối tác cũng muốn đầu tư vào Việt Nam để hưởng những ưu đãi ấy.

Tuy nhiên, nếu so CPTPP với EVFTA, cùng là FTA thế hệ mới, thu hút FDI từ EU khả quan hơn CPTPP. Mặc dù đặc điểm, điều kiện của các đối tác EVFTA khác với các đối tác CPTPP, nhưng rõ ràng vẫn còn nhiều việc phải làm để Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư CPTPP, nhất là các nước đối tác đã tham gia nhiều FTA, hoặc cùng tham gia những FTA trong đó có Việt Nam, như Singapore (cùng Việt Nam gia RCEP, và các FTA của ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ); hoặc như Nhật Bản, Australia (cùng Việt Nam tham gia RCEP,  các FTA của ASEAN với Australia, New Zealand, Nhật Bản). Đây cũng là các nước có truyền thống buôn bán với Việt Nam.

Hoặc với đối tác Nhật Bản, nước này đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh vực của Việt Nam, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, với khoảng hơn 42 tỉ USD trên tổng số 64,2 tỉ USD, chiếm 15,8% tổng vốn FDI  của Việt Nam.

Do đó, cần một giải pháp toàn diện về phía cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

Quản lý nhà nước cần được đổi mới toàn diện, như: xúc tiến đầu tư chuyển trọng tâm từ hội nghị, hội thảo sang tiếp cận nhà đầu tư tiềm năng, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn; tận dụng FTA thế hệ mới để doanh nghiệp lớn của các nước OECD, châu Âu, Mỹ thực hiện dự án, mà nước ta cần thu hút FDI; đơn giản hóa thủ tục thẩm định; chuyển sang công nghệ số, qua mạng internet để cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời gian ngắn nhất.

Về phía doanh nghiệp, cần nỗ lực nâng cao năng lực về tất cả các mặt, từ công nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao động, quản lý. Chỉ khi đó, các doanh nghiệp FDI mới tìm đến đặt hàng và hỗ trợ hoàn thiện quy trình sản xuất đáp ứng yêu cầu của họ.

          
CPTPP
Tổng giám đốc Becamex IDC Phạm Ngọc Thuận

 

Chúng tôi tiếp tục cùng tỉnh tạo động lực thu hút các nhà đầu tư FDI thông qua nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối vùng, hệ thống logistics, chủ động quy hoạch các khu công nghiệp, hệ sinh thái công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng nhà ở xã hội...

 

          

Bên cạnh đó, để thu hút thành công nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp, trước hết, doanh nghiệp cần phải chứng minh với nhà đầu tư những ưu thế và khản năng cạnh tranh của sản phẩm, mức lợi nhuận và doanh thu tăng mạnh qua các năm của mình. Những yếu tố này sẽ giúp nhà đầu tư tin tưởng vào lợi ích số tiền họ đã bỏ ra.

      

Cptpp

Bình Dương là một trong những địa phương thu hút vốn FDI sôi động.  Hiện có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Bình Dương. Chỉ riêng 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 32,5 tỷ đô la Mỹ, chiếm hơn 82,1% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh. Trong đó, Nhật Bản đứng thứ 2 với 333 dự án, tổng vốn đăng ký là 5,86 tỷ đô la Mỹ, chiếm 10% về số dự án và 18% về số vốn. Singapore đứng thứ 3 với 277 dự án, tổng vốn đăng ký là 5,4 tỷ đô la Mỹ.

Để tiếp tục thu hút các dự án đầu tư FDI từ các đối tác FTA thế hệ mới, trong đó có CPTPP, Bình Dương có nhiều cách làm hay, hiệu quả.

Kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021, tỉnh Bình Dương tiếp tục đứng đầu khu vực Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đứng thứ 6 cả nước.

Trong giai đoạn 2021-2025, Bình Dương sẽ tập trung phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ, lựa chọn ưu tiên các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh… Từng bước hình thành chuỗi ngành công nghiệp sạch, công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trường. Chính sách này hoàn toàn phù hợp với những cam kết đầu tư trong CPTPP theo hướng kinh tế xanh.

Tương tự, Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương nổi bật trong thu hút vốn FDI từ Canada - một thành viên CPTPP. Trong khi đó, Canada luôn nằm trong Top 15 nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam.

Những dự án tiêu biểu của Canada tại Bà Rịa-Vũng Tàu

  • Công ty TNHH dự án Hồ Tràm
  • Cty TNHH bảo hiểm Manulife
  • Cty TNHH NORTEL VIỆT NAM

Thời gian qua, Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai xây dựng hệ thống giao thông liên vùng, rất thuận tiện cho các hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.

Cùng với đó, tỉnh đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nên đã thu hút được dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và các doanh nghiệp thường xuyên liên lạc, phối hợp 24/24 để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục đầu tư. Bất kỳ thông tin nào doanh nghiệp phản ánh đều được giải quyết nhanh chóng.

Với chiến lược thu hút đầu tư có chọn lọc, tập trung vào chất lượng dự án, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thay đổi phương thức thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên cho công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghiệp công nghệ cao với hàng loạt các tiêu chí đề ra như: bảo đảm môi trường, sử dụng ít năng lượng, nhân công

Long An nằm ở vị trí kết nối giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Đồng bằng sông Cửu Long. Long An có điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ với quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp đến năm 2020 hơn 13.500 ha và kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện.

Long An đứng đầu danh sách các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long về thu hút vốn FDI và số lượng dự án; có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào tỉnh nhờ hoạt động  xúc tiến đầu tư luôn nhất quán trong cả 2 khâu là kêu gọi đầu tư và thúc đẩy triển khai dự án đầu tư, trong đó đặc biệt chú trọng đến hoạt động thúc đẩy triển khai đầu tư.

Đồng thời, Long An thực hiện các nhóm giải pháp cơ bản như: có cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh gồm: Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ nhà đầu tư cung ứng và đào tạo lao động; Đối với các dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao, ngoài các ưu đãi theo quy định chung của chính phủ, nhà đầu tư được tỉnh xem xét hỗ trợ xây dựng cơ chế hỗ trợ ưu đãi đặc thù trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Năm 2021, Long An dẫn đầu trong Top 5 dự án thu hút FDI lớn nhất. Đó là dự án nhà máy điện LNG Long An I và II của nhà đầu tư Singapore VINACAPITAL GS ENERGY PTE. LTD.

Nằm trên diện tích khoảng 90ha, dự án có vốn đầu tư Nhà máy ước tính 3 tỷ USD, dự kiến bắt đầu vận hành vào tháng 12/2025.

Dự án có công suất dự kiến 3.000 MW, bao gồm hai nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp, công suất mỗi nhà máy 1.500 MW.

          

Bài: Nguyễn Văn, Đồng Giao
Thiết kế: Quốc Duy

          

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí