[Emagazine] Cú hích từ EVFTA: Cà phê Việt Nam “tăng trưởng kép” tại thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới
18/10/2023 lúc 08:00 (GMT)

[Emagazine] Cú hích từ EVFTA: Cà phê Việt Nam “tăng trưởng kép” tại thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới

 

EU là thị trường xuất khẩu hàng đầu, đồng thời là nguồn cung thiết bị, máy móc quan trọng cho ngành cà phê Việt Nam. Việc thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã, đang mang lại những lợi ích lớn cho ngành hàng tỷ đô này cả về góc độ xuất khẩu, nhập khẩu và thu hút đầu tư, liên kết hợp tác, nâng cao sức cạnh tranh.

cà phê

EU hiện là thị trường quan trọng nhất, chiếm khoảng hơn 40% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Tăng trưởng của thị trường cà phê Việt Nam có đóng góp lớn từ tốc độ tiêu thụ của EU.

Việc thực thi Hiệp định EVFTA mang tới nhiều thuận lợi cho cà phê Việt Nam tại thị trường này. Bên cạnh thuế suất giảm xuống còn 0%, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ có cà phê Buôn Ma Thuột. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ khác tại thị trường EU.

Với nhu cầu lớn hàng năm, EU nhập khẩu cà phê từ nguồn cung ngoại khối tập trung chủ yếu từ các thị trường Brazil, Việt Nam, Honduras, Uganda…, trong đó Việt Nam hiện là nguồn cung cà phê ngoại khối lớn thứ hai cho EU, chỉ sau Brazil.

Với trợ lực từ EVFTA, trong bối cảnh tình hình kinh tế, tiêu dùng của khu vực châu Âu gặp nhiều khó khăn từ đầu năm 2023 nhưng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường này vẫn ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Theo Eurostat, trong 6 tháng đầu năm 2023, EU nhập khẩu cà phê từ Việt Nam tăng 21% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 389,9 nghìn tấn, trị giá 854,23 triệu EUR (tương đương 914,11 triệu USD). Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối tăng từ 20,96% trong 6 tháng đầu năm 2022 lên 27,5% trong 6 tháng đầu năm 2023.

xuất khẩu cà phê

Còn theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 thị trường xuất khẩu cà phê riêng lẻ 8 tháng đầu năm 2023, có đến 5 nước thành viên EU bao gồm: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ và Hà Lan. Trong đó, Đức là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cà phê Việt Nam, còn xuất khẩu vào Hà Lan tăng mạnh cả về lượng và trị giá.

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho biết, Hiệp định thương mại tự do với Châu Âu tạo ra rất nhiều cú hích tích cực. Với việc tận dụng thuế giảm xuống 0% theo cam kết EVFTA, Phúc Sinh có cơ hội thuận lợi để tăng xuất khẩu sản phẩm nghiền, các sản phẩm rang xay và sản phẩm hòa tan vào Châu Âu. Trong vòng ba năm vừa qua, tỷ lệ thành phẩm chế biến sâu sang thị trường châu Âu của Phúc Sinh đã tăng từ 8% lên 22%.

Nhiều doanh nghiệp châu Âu cũng đã tận dụng tốt Hiệp định EVFTA để gia tăng nhập hàng chế biến từ Việt Nam xuất sang Châu Âu, nhằm tận dụng lợi thế về giảm thuế từ mức 30% xuống 5%.

cà phê
cà phê 1
tít xen 2

 

Theo những “người trong cuộc”, tác động của EVFTA đối với ngành hàng cà phê không chỉ thể hiện ở tăng trưởng xuất khẩu mà còn ở việc có thêm nhiều nhà đầu tư EU vào Việt Nam và các doanh nghiệp được nhập khẩu thiết bị, máy móc chất lượng với thuế suất ưu đãi.

Ông Lương Văn Tự - Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, Nguyên Trưởng đoàn đàm phán kinh tế thương mại Chính phủ gia nhập WTO và AEC, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cho biết, EU là một thị trường vốn và công nghệ tiên tiến, chất lượng. Trước đây, khi chưa có Hiệp định EVFTA thì EU đã hợp tác với Việt Nam từ rất lâu rồi. Tất cả những tập đoàn lớn của EU liên quan đến cà phê đều có mặt ở Việt Nam, nhưng khi đó họ hợp tác với chúng ta chủ yếu là mua cà phê nhân chưa qua chế biến và bảo hộ phần chế biến.

Hiện nay, với lợi thế của thực thi EVFTA, rất nhiều doanh nghiệp EU đã xúc tiến mở rộng quy mô nhà máy của mình hoặc đầu tư các nhà máy mới tại Việt Nam để sản xuất cà phê chế biến xuất khẩu sang Châu Âu.

Mặt khác, lâu nay lĩnh vực chế biến cà phê của Việt Nam thường nhập khẩu và sử dụng nhiều máy móc, thiết bị từ EU. Theo chia sẻ của ông Tự, máy móc thiết bị khác có thể dùng của nhiều nguồn khác nhưng máy chính của dây chuyền chế biến cà phê chỉ có Đức và Đan Mạch sản xuất mới đảm bảo. Trong thời gian qua, tất cả những nhà máy đầu tư vào cà phê hòa tan của Việt Nam như: Intimex, Vinacafe Biên Hòa… đều hợp tác nhập khẩu, sử dụng công nghệ của EU, công nghệ của Đức và Đan Mạch mới đáp ứng được tiêu chuẩn đối với cà phê hòa tan xuất khẩu.

 
Lương Văn Tự

Có được hiệp định thương mại tự do này chúng ta có lộ trình giảm thuế đối với cà phê rang xay, cà phê hòa tan và các sản phẩm khác xuống đến 0% tạo điều kiện cho vấn đề chế biến và nâng cao giá trị của cà phê Việt Nam để bán vào EU, qua đó nâng được kim ngạch lên.

Ông Lương Văn Tự - Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, Nguyên Trưởng đoàn đàm phán kinh tế thương mại Chính phủ gia nhập WTO và AEC, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam

Với lộ trình giảm thuế sâu của EVFTA tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nâng cao chế biến để nâng giá trị gia tăng của hạt cà phê.

Đơn cử, nếu trước đây các doanh nghiệp chủ yếu xuất cà phê nhân thì nay, với việc tăng cường đầu tư khâu chế biến và tận dụng ưu đãi của EVFTA, năm 2022 Việt Nam đã xuất khẩu cà phê rang xay, cà phê hòa tan và các loại cà phê chế biến khác chiếm đến 15% tổng kim ngạch xuất khẩu và đạt 600 triệu USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu 3,9 tỷ USD.

Dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục tăng lên bởi nhiều doanh nghiệp trong nước như: Phúc Sinh, Intimex, Trung Nguyên… đều đang tăng cường đầu tư chế biến cà phê rang xay, cà phê hòa tan và cà phê 3 trong 1 để xuất khẩu đi EU, Trung Quốc và tất cả các thị trường mà chúng ta đã ký hiệp định thương mại tự do.

tít xen 3

 

Từ kinh nghiệm giao thương, bán hàng vào hầu hết 27 nước thành viên EU với thị phần chiếm từ 45% - 55% trên tổng doanh thu khoảng 250 triệu USD/năm, ông Phan Minh Thông cho rằng, việc các doanh nghiệp EU mở rộng đầu tư, nhập khẩu vào Việt Nam và hợp tác kết nối với doanh nghiệp EU mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ nhất, EU là một trong những nhà nhập khẩu đi đầu trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững. Nếu hợp tác và đáp ứng các yêu cầu của đối tác EU, doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi và phát triển tốt so với những nguồn cung khác của thế giới. Khi xuất khẩu được sản phẩm vào EU thì chúng ta có thể xuất đi được rất nhiều thị trường khác trên thế giới, bởi nhiều nhà nhập khẩu như Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… cũng lấy tiêu chuẩn của EU.

Thứ hai, khi chúng ta có hiệp định với EU, hệ thống ngân hàng hay các tổ chức bảo hiểm, các công ty tài chính của EU sẽ cung cấp tín dụng cho các nơi mua hàng. Ví dụ, Việt Nam mua hàng của EU có thể được hưởng lợi từ các hệ thống tín dụng.

Thứ ba, bên cạnh được hưởng thuế suất ưu đãi, việc nhập khẩu, sử dụng máy móc, công nghệ của EU để sản xuất sản phẩm xuất khẩu trở lại thị trường EU mang đến lợi thế hơn so với hàng hóa không sử dụng máy móc, công nghệ của EU.

           
Phan Minh Thông

Phúc Sinh Group đã nhập khẩu các máy móc của EU phục vụ chế biến, sản xuất và xuất khẩu ngược trở lại sản phẩm sang EU mang đến những lợi ích hai chiều rất tuyệt vời. Khi chúng ta sử dụng máy móc, thương hiệu từ EU thì dường như các nhà nhập khẩu của Châu Âu như Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Ý, Pháp, Áo… dễ chấp nhận hàng hóa của chúng ta hơn, đặc biệt là những hàng chế biến sâu trong ngành thực phẩm.

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group

          
tít xen 4

 

Một thu hoạch nhưng cũng đồng thời là một thách thức cho ngành hàng cà phê Việt Nam, khi thực thi Hiệp định EVFTA, không chỉ các doanh nghiệp châu Âu mà các doanh nghiệp ngoài châu Âu cũng gia tăng đầu tư vào Việt Nam để tận dụng thuế ưu đãi theo EVFTA để xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu.

Thực tế trong ba năm thực thi EVFTA vừa qua đã có nhiều nhà sản xuất cà phê không chỉ của châu Âu mà còn từ Mỹ hay các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Singapore, Ấn Độ… đầu tư vào Việt Nam để có sản phẩm Made in Việt Nam xuất sang châu Âu được hưởng lợi rất lớn từ thuế giảm theo EVFTA.

Điều này cho thấy, bên cạnh thuận lợi lớn thì cạnh tranh cũng rất nhiều, là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi phải cạnh tranh nhiều trong cùng một mặt hàng, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi.

Theo ông Phan Minh Thông, nếu như trước đây phần nguyên liệu hầu như các doanh nghiệp Châu Âu ít đầu tư, nhưng sau khi có hiệp định EVFTA thì họ cũng tăng đầu tư vào khâu nguyên liệu rất lớn để cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam. Đấy là một điều thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi quản lý, thay đổi sáng tạo, thay đổi cách làm để phù hợp và có thể cạnh tranh được trong một thị trường mở.

Đơn cử, Phúc Sinh cũng đang đầu tư khá nhiều về chế biến sâu, như đầu tư mới dây chuyền chế biến sâu gia vị hạt tiêu để có thể sản xuất được các sản phẩm trước đây bị đánh thuế bây giờ giảm còn 0% khi nhập vào Châu Âu là các sản phẩm nghiền, các sản phẩm rang xay… để tận dụng hiệu quả các ưu đãi theo EVFTA.

thu hoạch cà phê
cà phê
cây cà phê
cây cà phê

Chủ động thay đổi để duy trì lợi thế

Có thể thấy, những thu hoạch của ngành hàng, doanh nghiệp cà phê trong việc tận dụng lợi thế của Hiệp định EVFTA khá rõ nét. Tuy nhiên để duy trì những lợi thế này, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp, theo ông Phan Minh Thông khi làm với EU chúng ta phải rất kỷ luật và thích ứng được với những thách thức, yêu cầu.

Trong khi đó, ông Lương Văn Tự cho rằng, đối với ngành cà phê rất nhiều doanh nghiệp đã tự đầu tư máy móc, thiết bị nhưng vẫn cần Nhà nước hỗ trợ cơ chế chính sách, nhất là về vấn đề cho vay để đầu tư vào sản xuất với những cơ chế thuận lợi.

Con đường lâu dài, bền vững là chính sách cần tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam mua công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài và tự đầu tư phát triển bởi xu hướng đầu tư nước ngoài có thể tiếp tục thay đổi, dịch chuyển.

Thực tế trong ngành cà phê hiện nay đang có hai xu thế phát triển song song. Bên cạnh liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài, bắt đầu xuất hiện xu thế các doanh nghiệp tự đầu tư chế biến rang xay, hòa tan để phục vụ xuất khẩu. Rõ ràng không chờ vào chuyện liên doanh, liên kết nữa mà đã đến giai đoạn doanh nghiệp có đủ vốn, đủ thông tin để tự đầu tư đi ra thị trường.

EU đã ký Hiệp định với chúng ta có nội dung phát triển bền vững nhưng bền vững hay không phải cả hai bên. Bên EU bán thiết bị, sản phẩm sang Việt Nam người ta cũng mong chúng ta bền vững để có thể hợp tác lâu dài với họ”, ông Lương Văn Tự nhận định.

cà phê

Bài: Thanh Hà
Ảnh bìa và thiết kế: Duy Kiên - Maika


Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí