Khai thác thị trường Pháp - Thông tin từ Cổng FTAP
05/12/2023 lúc 10:15 (GMT)

Khai thác thị trường Pháp - Thông tin từ Cổng FTAP

 

Pháp là thị trường truyền thống và có kim ngạch lớn của hàng hóa Việt Nam trong các nước Thành viên Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được những quy định, chính sách của thị trường, dẫn tới chưa tận dụng được hết các cơ hội.

Theo số liệu Hải quan Việt Nam, năm 2022 kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt mức 5,3 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm 2021. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 3,7 tỷ USD, tăng 15,2% và nhập khẩu từ Pháp đạt 1,6 tỷ USD, tăng 2,8%. Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp tương đối phong phú, đa dạng, bao gồm: giầy dép, dệt may, đồ gia dụng, hàng nông, lâm, thuỷ sản, mây tre đan... và nhập khẩu chủ yếu từ Pháp những mặt hàng có giá trị cao, hàm lượng chất xám và công nghệ lớn, trong đó dược phẩm, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải.

Chín tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường, nhu cầu giảm sút và tốc độ lạm phát tăng cao tại EU khiến kim ngạch thương mại hai nước chỉ đạt hơn 3,5 tỷ USD, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đạt 2,4 tỷ USD và nhập khẩu từ Pháp đạt 1,1 tỷ USD.

thị trường Pháp

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thông tin và khai thác thị trường Pháp hiệu quả, tại địa chỉ: https://fta.gov.vn/index.php?r=site%2Fcountry-profile&id=76, Cổng thông tin về các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTAP) cung cấp những điều cần biết cho các doanh nghiệp về thị trường Pháp.

thị trường Pháp 2

Các nội dung được Cổng FTAP kết cấu một cách hệ thống, dễ truy cập và theo dõi theo các mục nhỏ: Thông tin chung; Thủ tục Xuất - Nhập khẩu; Biện pháp phi thuế quan; Các quy định khác. Điều này giúp doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đến thị trường Pháp có thể thuận tiện tìm thấy nội dung, thông tin muốn nghiên cứu, nắm bắt để dễ dàng vận dụng trong hoạt động của mình.

thông tin Pháp

Ở nội dung này, Cổng FTAP cung cấp những thông tin chung nhất về thị trường Pháp, bao gồm thông tin cơ bản về thị trường Pháp (vị trí, quy mô diện tích và dân số; các địa bàn hành chính; trung tâm đô thị lớn của Pháp…); tình hình thương mại xuất nhập khẩu song phương giữa Pháp và Việt Nam.

Bên cạnh đó Cổng FTAP còn cung cấp những địa chỉ cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương với các đối tác Pháp như: Đầu mối Thương vụ Việt Nam tại Pháp; Cơ quan hải quan Pháp và các cơ quan hải quan địa phương của Pháp. Đặc biệt là cung cấp những thông tin chung nhất về Hiệp định Thương mại tự do hiện đang có hiệu lực giữa Việt Nam và Pháp là Hiệp định EVFTA với những cam kết chủ yếu về: hàng hóa, dịch vụ, đầu tư.

thủ tục

Tại nội dung này, Cổng FTAP cung cấp đầy đủ thông tin quy định cụ thể của Pháp cũng như quy định chung của EU áp dụng với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Pháp.

Về quy định cụ thể của Pháp, Cổng FTAP cho biết: Tài liệu hành chính duy nhất - SAD (Single Administrative Document) phải được gửi dưới dạng điện tử qua hệ thống thông quan tự động trực tuyến DELTA - Dédouanement en Ligne par Traitement Automatisé. Chỉ trong trường hợp hệ thống máy tính của cơ quan hải quan hoặc của các nhà điều hành kinh tế bị lỗi tạm thời, SAD mới có thể được nộp bản giấy tại các cơ quan Hải quan được chỉ định.

Người nhập khẩu hoặc đại diện của họ có thể nộp SAD cho cơ quan hải quan. Việc ủy quyền có thể theo các hình thức: đại diện trực tiếp (đại diện hành động nhân danh và thay mặt cho người khác); đại diện gián tiếp (đại diện nhân danh mình nhưng nhân danh người khác. Người môi giới hải quan, người giao nhận hàng hóa và người vận chuyển có thể đóng vai trò là đại diện gián tiếp và họ có trách nhiệm liên đới).

Cổng FTAP nêu rõ, Pháp có quy định về khu vực tự do (Free Zones) là khu vực khép kín trong lãnh thổ hải quan của EU, nơi hàng hóa không thuộc EU có thể được miễn thuế nhập khẩu, các khoản phí khác (tức là thuế) và các biện pháp chính sách thương mại. Hàng hóa đó, sau thời gian ở trong các khu tự do, có thể được đưa ra lưu thông tự do (phải nộp thuế nhập khẩu và các khoản phí khác), hoặc được thực hiện theo một thủ tục đặc biệt khác (ví dụ như thủ tục gia công nội địa, tạm nhập hoặc sử dụng cuối cùng - theo các điều kiện đặt ra cho các thủ tục này) hoặc tái xuất. Hàng hóa của EU cũng có thể được nhập vào hoặc lưu trữ, di chuyển, sử dụng, chế biến hoặc tiêu dùng trong các khu vực tự do. Những hàng hóa đó sau đó có thể được xuất khẩu hoặc đưa vào các khu vực khác của lãnh thổ hải quan của Liên minh.

Cụ thể, Pháp có khu vực tự do là Zone franche du Verdon – Port de Bordeaux.

Pháp 1
Pháp 2

Về thủ tục xuất nhập khẩu, Cổng FTAP cho biết là thành viên của EU, các quy định về thủ tục xuất nhập khẩu của EU đều áp dụng cho việc nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Pháp.

Theo đó, hàng hóa nhập khẩu sẽ được xếp vào kho lưu trữ tạm thời dưới sự giám sát của cơ quan hải quan (không quá 90 ngày) cho đến khi được thực hiện một trong các thủ tục hải quan hoặc tái xuất.

Với hàng hóa được giải phóng để được tự do lưu thông, hàng hóa được đưa vào tiêu thụ khi đáp ứng các điều kiện về nhập khẩu: Thanh toán các loại thuế hiện hành, VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt; xuất trình các loại giấy phép và giấy chứng nhận (ví dụ quy định về sức khỏe)

Về các thủ tục đặc biệt khác, hàng hóa thuộc diện này, bao gồm:

Hàng hóa quá cảnh ngoại khối: hàng hóa không thuộc khối EU có thể được di chuyển từ điểm này sang điểm khác trong lãnh thổ Liên minh hải quan mà không phải chịu nộp thuế nhập khẩu, các loại phí khác liên quan đến nhập khẩu hàng hóa (vd: thuế nội khối) và các biện pháp chính sách thương mại. Hàng hóa di chuyển sang một nước thành viên khác của EU thì thủ tục thông quan sẽ được chuyển đến cơ quan hải quan nơi đến.

Quá cảnh nội khối: Hàng hóa thuộc khối EU có thể được di chuyển từ điểm này sang điểm khác trong lãnh thổ Liên minh hải quan mà không thay đổi trạng thái hải quan. Điều này bao gồm cả việc vận chuyển hàng hóa qua một quốc gia khác nằm ngoài lãnh thổ Liên minh hải quan.

Lưu kho, bao gồm kho hải quan và khu vực miễn thuế:

Kho hải quan: Hàng hóa không thuộc khối EU được lưu tại kho hải quan hoặc bất kỳ địa điểm nào khác được cơ quan hải quan cho phép và nằm sự giám sát của cơ quan hải quan mà không phải chịu thuế nhập khẩu, các khoản phí liên quan đến nhập khẩu hàng hóa và các biện pháp chính sách thương mại.

Khu vực miễn thuế: Các nước thành viên có thể chỉ định một phần của lãnh thổ của Liên minh hải quan là khu vực miễn thuế. Hàng hóa đưa vào khu vực này được miễn thuế nhập khẩu, các khoản phí khác (ví dụ: thuế nội khối) và các biện pháp chính sách thương mại cho đến khi hàng hóa được phép làm thủ tục hải quan khác hoặc tái xuất. Hàng hóa cũng có thể trải qua các hoạt động đơn giản như chế biến và đóng gói lại.

Về mục đích sử dụng cụ thể, nhập khẩu tạm thời: Hàng hóa không thuộc khối EU có thể được vào EU mà không cần nộp thuế nhập khẩu, nếu mục đích của hàng hóa đó là tái xuất. Thời gian nhập khẩu tạm thời là hai năm.

Sử dụng cuối cùng: Hàng hóa có thể được tự do đi lại theo chế độ miễn thuế hoặc giảm thuế dựa trên mục đích sử dụng cụ thể.

Về xử lý, xử lý nội khối: Hàng hóa có thể nhập khẩu vào EU mà không phải chịu thuế, phí và thực hiện các thủ tục hải nếu được xử lý dưới sự giám sát của cơ quan hải quan và tái xuất. Nếu sản phẩm cuối cùng không được tái xuất, thì sẽ trở thành đối tượng phải chịu thuế và các thủ tục khác.

Xử lý ngoại khối: Hàng hóa của EU có thể được xuất khẩu tạm thời ra khỏi Liên minh hải quan để thực hiện công đoạn xử lý. Hàng hóa tái xuất có thể được miễn toàn bộ hoặc một phần thuế nhập khẩu khi đưa vào lưu thông.

Pháp 3
Pháp 4
phi thuế quan

Tại phần nội dung này, Cổng FTAP thông tin đầy đủ, cụ thể và phân loại các quy định phi thuế quan của Pháp đối với hàng hóa nhập khẩu.

Theo thông tin từ Cổng FTAP, chỉ tính riêng các loại Giấy phép nhập khẩu của Pháp cũng có khá nhiều loại đặc thù với các loại hàng hóa khác nhau và cơ quan quản lý, cấp phép khác nhau. Đơn cử, Giấy phép nhập khẩu nông sản do Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm phụ trách; Giấy phép cho các sản phẩm sắt, thép và nhôm do Bộ Kinh tế, Tài chính và Phục hồi phụ trách…

Việc kiểm tra động vật sống và các sản phẩm có nguồn gốc động vật sẽ do cơ quan chức năng tại các Trạm Kiểm soát Biên phòng được chỉ định thực hiện.

Về sức khỏe thực vật, Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiểm dịch thực vật là Chi cục Bảo vệ và Sức khỏe thực vật, Cục Hoạt động Y tế, Tổng cục Thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm.

Về tiêu chuẩn tiếp thị và an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, Cơ quan có thẩm quyền kiểm soát thực phẩm không có nguồn gốc động vật là Tổng cục Cạnh tranh, Vấn đề Người tiêu dùng và Ngăn chặn Gian lận, Bộ Kinh tế, Tài chính và Phục hồi. Trong ki đó, các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra sức khỏe đối với thức ăn chăn nuôi không có nguồn gốc động vật là Chi cục Thú y và Phúc lợi, Cục Hoạt động Y tế, Tổng cục Thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm.

Đối với các tiêu chuẩn tiếp thị cho một số sản phẩm nông nghiệp và thủy sản tại thị trường Pháp, Cổng FTAP nêu rõ việc tuân thủ các tiêu chuẩn tiếp thị nông sản và thủy sản được kiểm soát bởi Phân ngành Thị trường và Sản phẩm Nông sản, Dịch vụ bảo vệ người tiêu dùng và điều tiết thị trường, Tổng cục Cạnh tranh, Vấn đề Người tiêu dùng và Ngăn chặn Gian lận, Bộ Kinh tế, Tài chính và Phục hồi.

Về bảo vệ môi trường, các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ôzôn (ODS) là Khoa năng lượng hiệu quả và chất lượng không khí, Hướng khí hậu và tiết kiệm năng lượng - Tổng cục Năng lượng và Khí hậu, Bộ Chuyển đổi hệ sinh thái.

Nhằm kiểm soát nhập khẩu các loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát việc buôn bán các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng theo Công ước Washington là Cục săn bắn và động thực vật hoang dã, Tiểu ban bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái trên cạn, Tổng cục Nước và Đa dạng sinh học, Tổng cục Phát triển, Nhà ở và Thiên nhiên, Bộ Chuyển đổi hệ sinh thái.

Đối với các sản phẩm hóa chất, cơ quan có thẩm quyền kiểm soát nhập khẩu sản phẩm hóa chất khác nhau tùy theo nhóm sản phẩm là thuốc trừ sâu và phân bón; phân bón; chất tẩy rửa; hóa chất nguy hiểm, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy…

Liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn hóa kỹ thuật của Pháp, Cổng FTAP cho biết Cơ quan Cơ quan Hiệp hội tiêu chuẩn hóa Pháp (AFNOR) có trách nhiệm, thẩm quyền kiểm tra các sản phẩm kỹ thuật như sản phẩm công nghiệp, thiết bị y tế, thiết bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông, xe cộ… được đưa ra thị trường có đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn hóa hay không.

Việc kiểm soát và quản lý chất thải do Cục Kế hoạch và Quản lý Chất thải, Tổng cục rác thải và nền kinh tế tuần hoàn, Tổng cục phòng ngừa rủi ro, Bộ Chuyển đổi hệ sinh thái quản lý.

          

Đáng chú ý, nhằm hỗ trợ công cụ tra cứu cho doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu và khai thác thị trường Pháp, Cổng FTAP cung cấp địa chỉ, đầu mối của Pháp về các giấy phép nhập khẩu liên quan đến các loại hàng hóa.

          

 

Việc quản lý thực hiện các quy định về bao bì sản phẩm cũng có sự phân chia giữa các cơ quan khác nhau của Pháp, cụ thể: Các cơ quan quản lý, kiểm soát về định cỡ bao bì là: Phòng thí nghiệm Quốc gia về Đo lường và Kiểm tra; Bộ phận đo lường, Bộ phận Tiêu chuẩn hóa, Quy định Sản phẩm và Đo lường, Phòng Cạnh tranh, Đổi mới và Phát triển Kinh doanh, Tổng cục Doanh nghiệp, Bộ Kinh tế, Tài chính và Phục hồi. Cơ quan kiểm soát về vật liệu và vật phẩm dự định tiếp xúc với thực phẩm là Tổng cục Cạnh tranh, Vấn đề Người tiêu dùng và Ngăn chặn Gian lận, Bộ Kinh tế, Tài chính và Phục hồi.

Về vấn đề ghi nhãn hàng hóa, nội dung ghi nhãn ít nhất phải bằng tiếng Pháp; phù hợp với luật của EU, có các quy định cụ thể đối với các loại sản phẩm khác nhau (thực phẩm, dệt may, mỹ phẩm, thiết bị y tế...).

Các vùng lãnh thổ đặc biệt là các lãnh thổ hải ngoại của Pháp: Saint Pierre và Miquelon, Wallis và Futuna, các lãnh thổ thuộc Pháp và Nam Cực, New Caledonia và Polynesia thuộc Pháp không thuộc Liên minh Thuế quan Châu Âu. Ở khía cạnh này, họ được coi là nước thứ ba.

nước Pháp
          

Bài: Hoàng Phương
Ảnh bìa và  Thiết kế: Maika

          

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí