09/10/2024 lúc 13:30 (GMT)

"Ngọt" hương vị Mật ong Cát Bà

 

Nuôi ong lấy mật là một trong những nghề xóa đói giảm nghèo của người dân huyện đảo Cát Hải, vì đầu tư ban đầu thấp nhưng cho lãi suất cao.

 

Huyện đảo Cát Hải nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, với diện tích 345km2 và số dân hơn 30 nghìn người. Huyện có đảo Cát Bà với diện tích rừng chiếm tới 90%, trong đó có Vườn quốc gia Cát Bà. Được thiên nhiên ưu đãi, hệ thực vật đa dạng, môi trường không khí trong lành, Cát Bà là nơi có tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong mật. Các loài hoa rừng nơi đây chính là nguồn cho mật hoa và phấn hoa vô cùng quý giá.

mật ong
mật ong 1

Mật ong Cát Bà là thương hiệu nổi tiếng của sản phẩm mật ong nội ở huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Nghề nuôi ong lấy mật ở Cát Hải được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ XX và phát triển nhanh trong những năm gần đây, giúp người dân nơi đây có thu nhập ổn định. Đến nay, tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cát Hải đã có tới 2.300 đàn ong; hộ nào cũng nuôi ít nhất từ 3 đến 5 đàn, có hộ nuôi nhiều lên đến 50 đàn. Sản lượng mật ong trung bình đạt trên dưới 10.000 lít mỗi năm. Mật ong Cát Bà được được người tiêu dùng đánh giá cao, nhờ đó nhiều hộ gia đình khấm khá lên từ nuôi ong.

Điều làm nên giá trị của mật ong Cát Bà nằm ở chỗ cư dân địa phương đã áp dụng một quy trình nuôi ong mật rừng độc đáo. Theo đó, đàn ong được nuôi tập trung, nhưng được thả đi hút mật của hàng trăm loài hoa quý trên vườn nguyên sinh Cát Bà, cho ra sản phẩm mật ong rừng có mùi vị thơm ngon không lẫn vào đâu được.

mật ong
mat ong 3

Người nuôi ong mật nơi đây còn khéo léo trữ đủ mật cho đàn ong đủ sống để dưỡng ong, giữ đàn trong những ngày tháng mùa đông - mùa thiếu mật khi thời tiết lạnh, chứ họ không dám cho ăn đường, vì đường là thực phẩm công nghiệp không phù hợp với đàn ong bản địa. Nhờ vào những nét độc đáo trong quá trình nuôi ong lấy mật đó mà đặc sản mật ong Cát Bà luôn có giá bán cao hơn hẳn mật ong những nơi khác và trở thành một sản vật rất riêng.

Mật ong Cát Bà nguyên chất có màu sắc vàng đậm, đặc sánh, cùng với mùi vị thơm ngon, đem lại giá trị dinh dưỡng cao cho người dùng. Đây là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp hỗ trợ tốt về sức khỏe, nhất là các bệnh về dạ dày, đường ruột, hô hấp, kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Mật ong rừng Cát Bà còn hỗ trợ giảm cân, chống lão hóa, trị mụn trứng cá, làm đẹp da và đặc biệt hơn là giúp làm sạch vết thương.

Đặc biệt, mật ong Cát Bà đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ chứng nhận “Mật ong hoa rừng Cát Bà” cho loại mật được lấy từ ong “nội”, một trong ba loài ong quý hiếm nhất thế giới, chỉ có ở khu dự trữ sinh quyển thế giới - quần đảo Cát Bà.

vườn quốc gia

"Không khí trong lành không bị ô nhiễm, cùng với sự đa dạng các loài hoa rừng tại Vườn quốc gia Cát Bà đã làm nên thương hiệu và giá trị đặc biệt của sản vật quý: Mật ong rừng Cát Bà."

line

 

mat ong 3
mật ngọt

Nghề nuôi ong lấy mật đã trở thành giải pháp kinh tế hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương Cát Hải. Để nghề nuôi ong mật ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thương hiệu “mật ong Cát Bà” được bền vững và lan tỏa xa hơn, huyện Cát Hải đã có nhiều định hướng và giải pháp quan trọng.

Đại diện huyện Cát Hải cho biết, Huyện đã thành lập Hiệp hội Nuôi ong, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo tồn giống ong bản địa, duy trì được kỹ thuật nuôi và thực hiện nghiêm ngặt quy trình khai thác mật một cách khoa học, biết gắn kết chặt chẽ giữa các mô hình phát triển kinh tế với công tác quản lý bảo tồn. Tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ thường xuyên cho nông dân về vốn, giống, khoa học kỹ thuật. Tìm đầu ra ổn định và quản lý bình ổn giá mật ong. Huyện Cát Hải cũng đã hỗ trợ 50% kinh phí mua giống cho các hộ nuôi có quy mô từ 100 đàn ong trở lên trong giai đoạn 2017-2020.

nuôi ong

Nhận thấy rõ tác dụng của nghề nuôi ong vừa tạo việc làm và thu nhập cho người dân, vừa tăng năng suất cây trồng thông qua quá trình hỗ trợ thụ phấn chéo cho hoa, đồng thời góp phần bảo vệ giống ong bản địa, bảo vệ đa dạng sinh học khu Dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà, những năm qua, huyện Cát Hải đã thường xuyên quan tâm để phát triển nghề này.

Hàng năm, huyện Cát Hải đã tổ chức từ 3 đến 4 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi ong cho các hộ dân, đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo tồn giống ong bản địa Cát Bà, duy trì được kỹ thuật nuôi và thực hiện nghiêm ngặt quy trình khai thác mật một cách khoa học, biết gắn kết chặt chẽ giữa các mô hình phát triển kinh tế với công tác quản lý bảo tồn.

Ngoài ra, các hộ nuôi ong cũng được tạo điều kiện vay vốn từ các nguồn thông qua các tổ chức tín dụng. Huyện cũng đã kết hợp với một số tổ chức phi chính phủ triển khai dự án phát triển nghề nuôi ong mật trên đảo, hỗ trợ dụng cụ nuôi ong và quay mật cho nhiều hộ dân, qua đó đã tạo tiền đề cho nghề này phát triển như hôm nay.

ong rừng
ong rừng 1

Bên cạnh sự hỗ trợ của UBND huyện Cát Hải, thời gian qua, nằm trong nhiều dự án tài trợ cho Khu bảo tồn sinh quyển thế giới Cát Bà, Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học của Tổ chức Quỹ Australia nhân dân châu Á - Thái Bình Dương (AFAP) kết hợp với địa phương cũng đã mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức nuôi ong mật theo quy trình công nghiệp cho các hộ nông dân và tài trợ cho mỗi Câu lạc bộ nuôi ong trên địa bàn một máy kiểm tra chất lượng để phân loại mật thành phẩm, tiến tới xuất khẩu mật ong chất lượng cao. Hàng trăm hộ nuôi ong đã tham gia chương trình và được đào tạo các kỹ năng nuôi ong mật phổ biến nhất.

Ông Nguyễn Văn Chạc - thành viên Câu lạc bộ nuôi ong xã Trân Châu - một trong 5 xã thuộc đảo Cát Bà được hỗ trợ bởi chương trình nuôi ong mật do Tổ chức Bảo vệ động thực vật quốc tế (FFI) thực hiện, cho biết: Trước lúc tham gia chương trình này, ông được xếp vào nhóm thợ ong khá giả, với hơn 20 đàn ong. Trong thời gian tham gia chương trình, ông đã khôi phục và thường xuyên duy trì vườn ong phát triển lên trên 30 đàn.

mat ong 1
mat ong 2
ocop
ocop

Để thương hiệu “Mật ong Cát Bà” phát triển bền vững, UBND huyện Cát Hải đã tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, đồng thời đưa mật ong Cát Bà trở thành sản phẩm OCOP. Năm 2023, sản phẩm mật ong của hộ nuôi ong tại xã Hiền Hào đã được Nhà nước cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3

line

 

ong mat
mật ong 2

Toàn huyện Cát Hải đang có 195 hộ nuôi khoảng 2.300 đàn ong nằm rải rác ở 7 xã, thị trấn trên địa bàn đảo Cát Bà với sản lượng trung bình mỗi năm đạt trên dưới 10 nghìn lít. Hiện nay, toàn huyện đảo Cát Hải đã thành lập 5 Câu lạc bộ nuôi ong thuộc 6 xã, thị trấn với 130 hộ nuôi quy mô lớn và 170 hộ nuôi quy mô nhỏ.

Ngày 23/12/2020, UBND thành phố Hải Phòng ban hành Quyết định số 3853/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2030. Chương trình đã được triển khai tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố, trong đó Cát Hải là địa phương có nhiều tiềm năng về đặc sản, có thể phát triển, quảng bá tới các địa phương khác trên cả nước.

Việc triển khai nhiệm vụ nằm trong khuôn khổ thực hiện chương trình về quản lý, khai thác phát triển các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm làng nghề, sản phẩm chủ lực, đặc sản của các địa phương năm 2022. Việc triển khai nhiệm vụ này góp phần gìn giữ, quảng bá và nâng cao giá trị sản phẩm đặc sản của địa phương, hỗ trợ người dân phát triển sinh kế bền vững.

thu hoạch mật ong
mật ong rừng

Từ năm 2020, sản phẩm “Mật ong Cát Bà” đã được Cục Sở hữu trí tuệ trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Cát Bà Xanh”. Quyền sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm mật ong đã được trao cho 4 hộ gia đình nuôi ong để thực hiện dán tem, nhãn cho sản phẩm. Nhãn hiệu đã được các hộ sử dụng trong hoạt động thương mại, giúp gia tăng giá trị và uy tín của sản phẩm.

Năm 2021, huyện Cát Hải đã đề xuất UBND thành phố Hải Phòng đưa “Mật ong Cát Bà” vào dự án “Quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu với các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm đặc sản, làng nghề đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận giai đoạn 2021-2030”. Khi được đưa vào danh sách giúp tăng thêm tăng giá trị đối với sản phẩm chủ lực “Mật ong Cát Bà” của huyện Cát Hải và phát triển thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn Huyện.

mat ong

Ngày 5/10/2022, Hội thảo triển khai các nhiệm vụ "Hỗ trợ quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Cát Bà xanh" cho sản phẩm mật ong Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng" đã được tổ chức tại huyện Cát Hải. Việc triển khai nhiệm vụ này đã và đang góp phần gìn giữ, quảng bá và nâng cao giá trị sản phẩm đặc sản của địa phương, hỗ trợ người dân phát triển sinh kế bền vững.

Năm 2023, thành phố Hải Phòng đã hỗ trợ triển khai 6 dự án hỗ trợ quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Trong đó, huyện Cát Hải có 3 sản phẩm là Mật ong, gà Liên Minh và nước mắm (3 sản phẩm còn lại là thuốc lào - huyện Vĩnh Bảo; chả cá chày - huyện Kiến Thụy; quả na bở - huyện Thủy Nguyên), với tổng kinh phí 3,3 tỷ đồng. Các dự án tăng cường mối liên kết, hỗ trợ giữa các cơ quan quản lý với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của nghề truyền thống tại các địa phương. Các sản phẩm được bảo hộ bước đầu tạo uy tín của người tiêu dùng.

cat hai

Ngoài ra, để đầu ra cho sản phẩm mật ong Cát Bà thêm thuận lợi, bên cạnh việc tiêu thụ theo cách truyền thống thông qua bán sản phẩm cho du khách, việc đưa các sản phẩm mật ong lên sàn thương mại điện tử được cho là kênh bán hàng tốt, giải pháp quan trọng giúp quảng bá, mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc hữu địa phương và đưa sản phẩm đến với thị trường để khách hàng có cơ hội biết, trải nghiệm và sử dụng.

Đồng thời, người nuôi ong cũng cần đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thêm các mặt hàng như rượu ngâm bánh tổ ong, bia mật ong hay vang mật ong, và nhiều mặt hàng khác để giúp cho nghề nuôi ong ở Cát Bà có cơ hội phát triển mạnh hơn.

Đại diện Sở Công Thương Hải Phòng cho biết: “Sở Công Thương Hải Phòng đã xây dựng “Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng quảng bá, xúc tiến bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử” và “Đề án Xây dựng, phát triển bộ thương hiệu trực tuyến cho các sản phẩm chủ lực của thành phố Hải Phòng”, đồng thời đăng ký với UBND thành phố Hải Phòng và Bộ Công Thương.

hải phòng

Kết quả, Đề án này đã được được phê duyệt và triển khai trong năm 2023. Sở Công Thương Hải Phòng đã triển khai thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, xúc tiến bán hàng thông qua các website, các sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước và quốc tế.

Với nhiều nỗ lực, cố gắng và đồng bộ nhiều giải pháp, thương hiệu “Mật ong Cát Bà” giờ đây đã không còn xa lạ và trở thành sản phẩm được nhiều du khách lựa chọn làm quà tặng bạn bè, người thân. Theo cách tính sản lượng của những thợ ong Cát Bà, mỗi năm, một vườn ong cỡ trung bình với 7-10 đàn cho thu hoạch khoảng 70 chai (0,65 lít) mật, với các hộ nuôi đến 50-60 đàn, hằng năm thu hoạch khoảng 100-150 chai mật. Tính nhân với đơn giá từ 450.000 - 600.000 đồng/lít, mỗi năm, người nuôi ong mật đã có được nguồn thu nhập lớn.

vườn quốc gia cát bà

Bài: Hà An

Trình bày: My Nguyễn


Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí