“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu
07/11/2024 lúc 10:30 (GMT)

“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu

“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu
“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu

Ngành dệt may và da giày là 2 ngành hàng sản xuất và xuất khẩu chủ lực của Vệt Nam. Thời gian qua, 2 ngành hàng này đã có nhiều đóng góp quan trọng, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn tam gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với mức tăng trưởng bình quân trên 10%/năm.

Năm 2022, kim ngạch dệt may xuất khẩu đạt trên 44 tỷ USD, còn da giày đạt trên 28 tỷ USD. Năm 2024, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới nhưng xuất khẩu của dệt may dự kiến vẫn đạt 44 tỷ USD và da giày đạt 27 tỷ USD.

“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu

Chia sẻ tại Toạ đàm “Động lực xanh hoá chuỗi cung ứng dệt may, da giày” do Tạp chí Công Thương tổ chức, ông Lê Xuân Thịnh, Giám đốc Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) cho rằng, chuỗi giá trị dệt may, da giày hiện nay đã tham gia sâu rộng vào trong chuỗi giá trị toàn cầu. Phần lớn các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 100 thị trường và đây cũng chính là sức ép mà hiện nay các doanh nghiệp dệt may đang gặp phải.

Trong quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, sức ép lớn nhất là sức ép về xu hướng. Phải đáp ứng các nhu cầu, yêu cầu về môi trường, hay như chúng ta hiện nay đang nói là “xanh hóa” sản phẩm, cũng như giảm phát thải khí nhà kính, phù hợp với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.

“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu

Đối với các doanh nghiệp dệt may, thách thức hiện nay phải chịu là những sức ép từ quốc tế, từ nhãn hàng yêu cầu càng ngày càng khắt khe hơn đối với các sản phẩm trong vấn đề về sử dụng năng lượng, vấn đề tuần hoàn, tái chế chất thải, thiết kế sản phẩm để làm sao ngày càng bền vững hơn, sử dụng ít nguyên vật liệu hơn và sẵn sàng có thể thu hồi, tái chế lại sản phẩm để giảm tác động đến môi trường.

Sức ép nữa là từ các cam kết của quốc gia trong vấn đề về giảm phát thải khí nhà kính. Đối với Việt Nam, cam kết đến năm 2050 phát thải ròng bằng 0, như vậy doanh nghiệp dệt may cũng phải có lộ trình để hướng tới, đóng góp vào việc giảm phát thải khí nhà kính nói chung đó.

Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2 hàng năm, do vậy phải có lộ trình cắt giảm. Trong Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vừa công bố, các doanh nghiệp phải kiểm kê khí nhà kính, trong đó có khoảng gần 100 doanh nghiệp dệt may, da giày phải kiêm kê khí nhà kính để hướng tới phát thải ròng bằng 0.

Không những phải chịu sức ép từ quốc tế, mà theo ông Thịnh, doanh nghiệp còn đối mặt với sức ép từ trong nước, đó là chi phí về năng lượng, nhân công, nguyên vật liệu ngày càng tăng. Các doanh nghiệp muốn cạnh tranh được bắt buộc phải sử dụng một cách có hiệu quả về năng lượng và nguyên vật liệu để cắt giảm các chi phí đó.

“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu

"Chúng ta muốn phát triển bền vững, muốn đi được dài hơn thì phải có các lộ trình cắt giảm các chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, tài nguyên, nước và có những biện pháp để tái chế, tuần hoàn, giúp doanh nghiệp cắt giảm các chi phí và phù hợp hơn với các tiêu chuẩn môi trường, cũng như sức ép đòi hỏi từ người tiêu dùng hiện nay." - ông Thịnh chia sẻ.

“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu

Đồng tình với quan điểm này, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) chia sẻ, ngành công nghiệp da giày cũng là một ngành hội nhập rất lớn, chính vì vậy, việc đáp ứng các yêu cầu đối với các tiêu chuẩn bền vững, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn cũng đã thực hiện.

Tuy nhiên, nếu như trước đây yêu cầu về phát triển bền vững chủ yếu là do các nhãn hàng đặt ra nhưng cho đến nay thì đã được Luật hóa và với ngành công nghiệp da giày, các thị trường chính như Mỹ, EU,… là những thị trường đòi hỏi rất cao.

Theo đó, EU đã bắt đầu đưa ra những yêu cầu về chuyển đổi xanh, đặc biệt là hàng loạt đạo luật đã được ban hành. Cụ thể như đạo luật tra soát chuỗi cung ứng hay Đạo luật về chống phá rừng đã được thực hiện và sắp tới, hàng loạt các đạo luật mới như đạo luật về trách nhiệm mở rộng đối với nhà sản xuất, dán nhãn sinh thái, thiết kế sinh thái… Đây là một trong những thách thức rất lớn đối với ngành da giày khi mà hai thị trường này chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu.

“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu

Đứng trước xu thế chuyển đổi xanh của chuỗi cung ứng toàn cầu, được coi là yêu cầu “sống còn” đối với các doanh nghiệp dệt may, da giày, TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho biết, Bộ Công Thương đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách cũng như các Chương trình hỗ trợ như Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Chương trình Khuyến công quốc gia, Chương trình Công nghiệp hỗ trợ,… nhằm tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp tự chuyển đổi xanh trong sản xuất, giảm phát thải trong kinh doanh cũng như các vấn đề tiêu thụ năng lượng và nâng cao chất lượng lao động.

Ông Lê Xuân Thịnh chỉ ra, trong quá trình chuyển đổi xanh, doanh nghiệp cũng gặp nhiều thuận lợi, cụ thể (i) xu thế quốc tế đang có sự chuyển dịch từ sản xuất thông thường sang sản xuất xanh; (ii) Chính phủ cũng như ngành Công Thương đã có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đặc biệt tại Chiến lược về phát triển ngành Dệt may và Da giày giai đoạn đến năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã đề ra lộ trình giúp các doanh nghiệp “xanh hóa” trong quá trình sản xuất; (iii) các định chế tài chính, các tổ chức tín dụng cũng đang có những chương trình vay vốn xanh để giúp doanh nghiệp có thể chuyển đổi xanh.

Ngoài ra, các sản phẩm thời trang của ngành dệt may, da giày hiện nay cũng được các nước trên thế giới rất ưa chuộng và Việt Nam có tới 16 Hiệp định Thương mại tự do để mở cửa thị trường xuất khẩu hàng hóa, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu

Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, cũng có những thách thức đan xen. Cụ thể, TS. Nguyễn Văn Hội chỉ ra rằng, trong chuỗi sản xuất các sản phẩm dệt may, da giày của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào các nguyên, phụ liệu nhập khẩu, khiến quá trình truy xuất nguồn gốc không thể đảm bảo “xanh hóa”.

Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách đối với năng lượng, đặc biệt là năng lượng xanh, sử dụng năng lượng xanh tiết kiệm và hiệu quả trong thời gian tới vẫn cần tiếp tục nghiên cứu và ban hành những cơ chế, chính sách hiệu quả hơn nữa cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngành dệt may, da giày.

Ngoài ra, cũng còn những thách thức liên quan đến công nghệ khi Việt Nam vẫn phải nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến, công nghệ hiện đại, đồng thời công nghệ xử lý nước thải, công nghệ tái chế, sử dụng các nguồn nguyên liệu thải ra cũng là khó khăn lớn cho ngành dệt may, da giày.

“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu
“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu

Như vậy, “xanh hóa” mặc dù có rất nhiều thách thức nhưng cũng là động lực và là bài toán phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để giải đáp được bài toán này, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, điểm mấu chốt hiện nay là chúng ta thiếu giải pháp đồng bộ cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp dệt may, da giày.

“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu

Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đã đặt ra những mục tiêu rất rõ ràng, trong đó nêu bật vấn đền ngành công nghiệp dệt may, da giày hướng theo phát triển bền vững.

Đây là giải pháp tổng thể giúp doanh nghiệp cũng Nhà nước ban hành được những chính sách phù hợp, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi, đồng thời xây dựng hệ tiêu chuẩn, quy chuẩn đồng nhất. Bởi trong quá trình chuyển đổi xanh, rất nhiều yêu cầu được đặt ra và những yêu cầu này sẽ kéo theo chi phí tuân thủ rất lớn cho các doanh nghiệp.” - Bà Phan Thị Thanh Xuân chia sẻ.

“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu

Ở góc độ là cơ quan quản lý nhà nước, TS. Nguyễn Văn Hội cho biết, trong Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày cũng đã định hướng và nêu rõ quan điểm quản lý Nhà nước phải đồng hành cùng doanh nghiệp, theo đó, để thực hiện được chiến lược này, cần xây dựng, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến (i) cơ chế, chính sách liên quan đến khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận đối với công nghệ nhập khẩu các công nghệ về sản xuất; (ii) khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trong chuỗi sản xuất mà ở Việt Nam còn đang gặp khó khăn, như thu hút đầu tư công nghệ, các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào sản xuất các nguồn nguyên liệu mà Việt Nam còn đang phải nhập khẩu để bù đắp lại và xây dựng cho chuỗi sản xuất; và (iii) cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động, dù trong bối cảnh nào, kể cả xanh hóa thì chính sách, cam kết lao động phải có và thực hiện theo đúng cam kết quốc tế và hỗ trợ đối với lao động.

Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế chính sách về năng lượng, các doanh nghiệp phải tiếp cận đối được với những nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch theo đúng yêu cầu và các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu

Về đối ngoại, các cơ quan quản lý nhà nước, ngành Công Thương và các cơ quan quản lý có liên quan quan phải thực sự đàm phán, trao đổi với phía đối tác những yêu cầu để từ đó xây dựng những bộ tiêu chí hoặc tiêu chuẩn, các quy định có liên quan để hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận gần hơn đối với thị trường quốc tế.

Trong quá trình đàm phán trực tiếp, trao đổi thông tin thì cơ quan quản nhà nước phải đóng vai trò vô cùng quan trọng, để từ đó cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp để tiếp cận đối với các tiêu tiêu chí về xanh hóa cũng như các yêu cầu tiêu chuẩn xanh trong các sản phẩm dệt may, da giày và các doanh nghiệp phải có được truy xuất nguồn gốc cụ thể để cung cấp thông tin khi các đối tác quốc tế yêu cầu trong toàn bộ quá trình từ sản xuất đến thành phẩm cuối của sản phẩm dệt may, da giày.” - TS. Nguyễn Văn Hội cho biết.

“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu
“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu

Bên cạnh đó, các chương trình của ngành Công Thương, của Bộ Công Thương cũng cần phải chuyển đổi. Trong năm 2024 riêng đối với Chương trình Thương hiệu quốc gia cũng đã tập trung vào “xanh hóa” các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ nói chung cũng như hàng dệt may, da giày nói riêng, cùng với đó là Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, các Chương trình Khuyến công quốc gia, Chương trình Công nghiệp hỗ trợ cũng phải chuyển đổi để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp,… trong đó có doanh nghiệp dệt may, da giày hướng tới tham gia vào chuỗi cung ứng xanh và đòi hỏi chuyển đổi xanh trong bối cảnh thời gian tới.

“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi "cuộc chơi" toàn cầu
“Xanh hoá” chuỗi cung ứng để không bị loại khỏi "cuộc chơi" toàn cầu

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí