Mang lại hiệu quả kép, phân bón Văn Điển “cứu nguy” cho cây cam Nghệ An, Hà Tĩnh

Trước tình trạng đất canh tác thiếu dưỡng chất khiến cây cam suy giảm năng suất và chất lượng, phân lân nung chảy Văn Điển được cho là giải pháp “cứu cánh” khi đáp ứng yêu cầu bổ sung dinh dưỡng phục vụ sản xuất cam sạch, cam hữu cơ tại các vùng chuyên canh ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Cam Nghệ An, Hà Tĩnh “đói” dưỡng chất do đất thiếu màu mỡ

Đất trồng cam ở Nghệ An và Hà Tĩnh hầu hết thuộc nhóm đất đỏ Ba zan, đỏ vàng, khá thích hợp để trồng cam; cùng với điều kiện khí hậu nóng, ẩm có thời gian nhiều nắng nên cây cam sinh trưởng phát triển và cho năng suất, chất lượng cao, là cây đặc sản của địa phương.

Hiện, tỉnh Nghệ An có gần 8.000 ha cây có múi, trong đó cây cam chiếm diện tích hơn 2/3, tập trung nhiều ở các huyện Quỳ  Hợp, Nghĩa Đàn, Thanh Chương… Còn ở Hà Tĩnh, cam được trồng nhiều ở Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, với những vùng cam nổi tiếng như cam Khe Mây, Cam Bù, Cam Thượng Lộc…

Tuy nhiên, do độc canh thời gian dài, đất đồi dốc, kết cấu tương đối rời rạc, nên rửa trôi mạnh, độ màu mỡ giảm sút rất nghiêm trọng.

Nông dân thu hoạch cam tại Nghệ An
Nông dân thu hoạch cam tại Nghệ An

Nghiên cứu của Viện Nông hóa thổ nhưỡng cho thấy, đất ở Nghệ An, Hà Tĩnh chua nặng pH < 4,2, mà cây cam thích hợp pH từ 5,5 - 6,5; hàm lượng canxi, magie rất thấp, hàm lượng mùn hầu hết nghèo, đặc biệt hàm lượng lân, kali, dễ tiêu rất thiếu chỉ đạt < 5mg/100g đất.

Các chất vi lượng điển hình là Bo và kẽm, hai loại dưỡng chất đặc biệt quan trọng với cây cam cũng thiếu nghiêm trọng. Địa hình gò đồi dốc hàng năm bị xói mòn các keo đất kéo cuốn theo các chất dinh dưỡng làm cho đất bạc màu, nhiều nơi trơ sỏi đá.

Việc sử dụng phân bón bộc lộ nhiều hạn chế kéo dài qua nhiều năm như dùng phân đơn, phân có gốc chua như supe lân, khối lượng lớn kéo dài cũng góp phần làm thoái hóa đất.

Khảo sát thực tiễn tại nhiều nhà vườn ở Nghệ An, Hà Tĩnh bà con nông dân "quên" rất nhiều loại chất dinh dưỡng chưa đầu tư hoặc đầu tư không thường xuyên cho cây cam như vôi, magie, silic, vi lượng, nhưng lại lạm dụng phân đạm hóa học, các loại NPK thông thường, cây trồng thiếu hụt nhiều loại chất dinh dưỡng trung, vi lượng, cây lại thừa đạm, sinh trưởng yếu, sức đề kháng sâu bệnh giảm sút, làm giảm năng suất, chất lượng quả, tồn dư hóa chất trong quả cao, không đạt tiêu chuẩn, chất lượng nông sản sạch, sức tiêu thụ thấp, giá rẻ.

Cam Nghệ An và Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng phát triển tuy nhiên người nông dân lại chưa tìm được loại phân bón phù hợp canh tác
Cam Nghệ An và Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng phát triển tuy nhiên người nông dân lại chưa tìm được loại phân bón phù hợp canh tác

 

Tìm giải pháp phân bón phù hợp cho cây cam

Để khôi phục lại các vùng cam nổi tiếng của Nghệ An, Hà Tĩnh, các địa phương đã triển khai nhiều vùng sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản xuất cam hữu cơ nhằm giúp cho cây khỏe, giảm thiểu sâu bệnh, giảm thuốc trừ sâu, nâng cao chất lượng nông sản sạch, nâng cao năng suất, tăng giá trị cho cây cam.

Trong tất cả các quy trình sản xuất cam sạch, cam hữu cơ thì các yếu tố dinh dưỡng hóa học như các loại phân đơn hóa học được thay bằng các loại phân vô cơ thân thiện môi trường, phân hữu cơ truyền thống. Các sản phẩm, phụ phẩm động vật thực vật, thủy sản giàu đạm, để bón. Riêng phân bón vô cơ thì bà con nông dân trồng cam ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã chọn phân bón Văn Điển phù hợp nhất.

Nông dân Nghệ An tìm ra giải pháp bón phân lân nung chảy Văn Điển để khôi phục lại các vùng chuyên canh cam hữu cơ
Nông dân Nghệ An tìm ra giải pháp bón phân lân nung chảy Văn Điển để khôi phục lại các vùng chuyên canh cam hữu cơ

Phân lân nung chảy Văn Điển được sản xuất theo công nghệ nung chảy quặng giàu lân Apatít với quặng Seppentin ở nhiệt độ cao, sau đó làm lạnh đột ngột để chuyển hóa lân khó tiêu và các chất trung vi lượng chuyển sang dạng dễ tiêu.

Trong quá trình sản xuất tuyệt đối không sử dụng hóa chất và biện pháp hóa học mà chỉ dùng phương pháp vật lý để chuyển khoáng thiên nhiên từ dạng kết tinh khó tan sang dạng vô địa hình, tan hoàn toàn trong dịch chua của rễ cây tiết ra, chậm tan trong nước, không bị rửa trôi, khi bón vào đất, là loại phân lân có tính kiềm yếu (pH 8 - 8,5) cải tạo độ chua của đất rất tốt.

Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân lân đa yếu tố dinh dưỡng: P2O5  = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 24%; Các chất vi lượng B = 0,02%; Zn = 0,04%; Cu = 0,04%; Mn = 0,02%; Fe = 0,4%....

Bón phân lân nung chảy Văn Điển cho cây cam có hiệu quả kép: Cung cấp từ từ dinh dưỡng cho cây cam theo nhu cầu thông qua sự tiết dịch chua của bộ rễ tơ để lấy dinh dưỡng, cung cấp được 10 -13 loại dinh dưỡng, giúp cây cam khỏe, tốt bền, lá xanh đậm, đậu quả cao, quả lứa đều, vỏ quả đẹp, cho năng suất cao, chất lượng tốt; đồng thời bổ sung, cân bằng lại dinh dưỡng trong đất do thiếu hụt từ lâu, giúp cho đất ngày càng màu mỡ thêm.

Trong quy trình áp dụng cho cây cam ở Nghệ An và Hà Tĩnh, phân lân nung chảy Văn Điển bổ sung các yếu tố dinh dưỡng cho các vùng chuyên canh sản xuất cam sạch, cam hữu cơ, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ đối với cây cam là các loại dinh dưỡng thuộc dạng phân khoáng hoặc hữu cơ.

Nhờ bón phân Văn Điển, cam Vinh (Nghệ An) canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP có chất lượng cao, được gắn tem truy xuất nguồn gốc đảm bảo an toàn
Nhờ bón phân Văn Điển, cam Vinh (Nghệ An) canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP có chất lượng cao, được gắn tem truy xuất nguồn gốc đảm bảo an toàn

Phân lân nung chảy Văn Điển đạt tiêu chuẩn phân khoáng đạt 100%. Sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển cho cây cam, cung cấp cho cây hầu hết các yếu tố dinh dưỡng đó là: Chất lân dễ tiêu (P2O5); chất vôi (CaO); chất magie (MgO); chất silic (SiO2); cùng 6 loại vi lượng : Bo (B); Kẽm (Zn); Đồng (Cu); Mangan (Mn)'; Sắt ( Fe); Coban (Co)…

Các loại dinh dưỡng còn lại như đạm, kali, được lấy từ phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, các loại phân phế phụ thủy sản được ủ hoai mục.

Nhiều vùng sản phẩm cam ở Hương Khê (Hà Tĩnh), Quỳ Hợp (Nghệ An) sử dụng hoàn toàn phân bón Văn Điển bón lót khi trồng mới, bón sau thu hoạch quả và bón thúc nuôi quả lớn theo độ tuổi và năng suất quả.

Các giá trị phân tích trên quả cam cho thấy: Sau khi bón phân Văn Điển qua chu kỳ canh tác sản phẩm thu được đạt tiêu chuẩn nông sản sạch, nông sản hữu cơ dễ tiêu thụ, giá trị bón cao mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng cam, đồng thời giảm thiểu rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cho vùng chuyên canh cam tại Nghệ An và Hà Tĩnh.

Nguyễn Xuân Thự