Mỹ: Nuôi trồng tảo trong các hầm mỏ bỏ hoang

Những mỏ bỏ hoang sau khi khai thác hết khoáng sản có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học. Các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học - Công nghệ Missouri đang tiến hành nghiên cứu và

Tảo cần ánh sáng để sản sinh ra lipids, hoặc dầu, nhưng theo các nhà nghiên cứu của trường Đại học Khoa học - Công nghệ Missouri để sản xuất ra lipd tảo, chỉ cần sử dụng một phần ánh sáng xanh và đỏ của quang phổ ánh sáng, khi chúng có đủ thời gian trong bóng tối để biến đổi quang tử.

Những người ủng hộ sản xuất nhiên liệu sinh học trên cơ sở tảo muốn tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu thô một cách đơn giản. Ánh sáng mặt trời và nước là những thứ cần thiết để chuyển đổi carbon dioxide thành nhiên liệu. Một số nhà khoa học đang đưa ra thử nghiệm, ánh sáng mặt trời có thể áp dụng để nuôi trồng tảo. Các nhà nghiên cứu ở Trường Đại học Khoa học - Công nghệ Missouri đang có kế hoạch nuôi tảo tại các mỏ sau khi đã khai thác hết quặng, bằng cách dùng đèn diodes phát quang -LED. Đèn này được thiết kế chỉ để phát ra những giải tần ánh sáng cần thiết và có thể phát sáng nhiều lần trong một giây, với một mức độ đủ để tảo có thời gian hấp thụ và chuyển hoá năng lượng ánh sáng mà không để lãng phí năng lượng. "Khi trời nắng, cây cối hoàn toàn được bão hoà khá sớm trong ngày, cho tới khi cây bị che, hoặc ở trong bóng râm để chuyển đổi quang tử. Đây là năng lượng bị lãng phí. Do đó dùng đèn diodes phát quang-LED sẽ rút ngắn thời gian tính bằng giờ sang phần triệu giây... để cho ra lipd tảo - D.J. Vidt - nghiên cứu viên của Missouri cho biết.

Sử dụng đèn LED để nuôi tảo không phải là ý tưởng mới. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu vấn đề này từ nhiều năm, một vài người đã lập các công ty để thực hiện ý tưởng này và coi đây là cơ sở cho mô hình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, các chuyên gia muốn có một bước tiến xa hơn là đặt các bể vi sinh quang hợp ánh sáng chứa tảo bên trong, sau đó cho vào trong lòng các mỏ đã bỏ hoang. Sử dụng các mỏ như vậy, cho phép người nuôi tảo khắc phục được 3 vấn đề mà ao hồ thoáng không thể khắc phục được như: bốc hơi, ô nhiễm và nhiệt độ thay đổi.

Vấn đề quan trọng là nhiệt độ ở bên trong mỏ khá ổn định. Thêm nữa là sử dụng các mỏ hoang phế không tốn kém. Nếu nuôi trồng tảo trong các ao hồ, chi phí cho đầu tư hạ tầng cơ sở chiếm khoảng 47%, trong khi đó, người nuôi tảo trong hầm lò mỏ chỉ cần chuyển đổi từ đầu tư cho hạ tầng, sang đầu tư sang hệ thống chiếu sáng không tốn kém, mà đạt hiệu quả cao.

Nuôi tảo bằng tổng hợp ánh sáng dưới hầm lò mỏ cũng khắc phục được các chủng loại xâm thực có thể thoát ra và có thể đem lại cho các công ty khai thác khoáng sản những món lợi. "Trong quá trình trồng tảo trong hầm mỏ, các kim loại khu trú trong mỏ phản ứng với tảo tạo ra dầu diesel vi sinh được sản xuất tại chỗ có thể được sử dụng cho hoạt động khai khoáng bổ sung” - một nghiên cứu viên cho biết thêm.

Tuy nhiên, ý tưởng nuôi trồng tảo trong hầm lò bị bỏ hoang chưa nhận được sự ủng hộ rộng khắp. Một dự án nuôi trồng tảo tương tự tại Mỹ đã bắt đầu từ 3 năm trước đây, lúc đầu nhận được một số hỗ trợ tài chính của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, nhưng đến nay phải tự lo vốn. Tập thể nghiên cứu cũng đã trao đổi với các nhà đầu tư liên danh và các công ty khai khoáng ở những nơi mà người ta quan tâm, nhưng chưa có được thành công lớn.

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu ở Missouri không nản lòng, họ vẫn đang tiến hành nuôi trồng tảo trong một hầm mỏ nhân tạo tại phòng thí nghiệm và nếu thành công, có thể triển khai nghiên cứu mới này trong vòng 2 đến 3 năm tới.