Nằm cạnh con sông Đáy, làng Chuông thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai tại Hà Nội. Ngôi làng cổ còn rất nhiều căn nhà xưa cũ là nơi nghề làm nón rất phát triển và thịnh vượng nhất trong năm đầu thế kỷ XX.
Làng Chuông có truyền thống trên 300 năm làm nghề nón láKhông quá nhộn nhịp như các làng nghề khác, làng Chuông vẫn dễ nhận thấy bởi không gian cổ truyền thống với những mảnh sân phơi đầy nón trắng hay nguyên liệu làm nón. Chợ làng Chuông họp mỗi tháng 6 phiên vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24, 30 âm lịch và chỉ bày bán 1 thứ hàng duy nhất là nón.
Chợ phiên nón lá truyền thống của làng ChuôngNón được xếp thành từng chồng dài, trắng lóa. Màu trắng của nón lấp lóa khắp nơi xen lẫn sắc hồng trên má các cô thôn nữ, cùng những tiếng cười giòn tan làm cho không khí trong chợ càng thêm đậm đà bản sắc quê hương. Phiên chợ làng Chuông chỉ bán sản phẩm truyền thống của làng. Đây cũng là một trong những nét độc đáo của làng Chuông còn được lưu giữ đến nay.
Phiên chợ làng Chuông chỉ bán sản phẩm truyền thống của làngNón được xếp thành từng chồng dài, trắng lóaNón lá làng Chuông nổi tiếng khắp Kinh Bắc bởi năm đặc tính: chắc, khỏe, bền, thanh, đẹp. Mỗi chiếc nón phải qua 10 công đoạn: vò lá, phơi nắng, phơi sương, là lá, rẽ lá, bứt vòng, quay mo, khâu nón, lồng nhôi, nứt cạp và được lợp ba lớp lá.
Nón lá làng Chuông nổi tiếng khắp Kinh Bắc bởi năm đặc tính: chắc, khỏe, bền, thanh, đẹpĐể màu nón được bền, trắng, thơm thì lá phải được nhập chính gốc lá lụi Quảng Bình, sau đó vò kỹ với cát và hơ trên diêm sinh. Sản phẩm thế mạnh nhất của làng Chuông là nón trắng và nón quai thao.
Sản phẩm thế mạnh nhất của làng Chuông là nón trắng và nón quai thaoNgười dân làng Chuông gắn bó cả đời với chiếc nón lá. Tuổi thơ của nhiều nghệ nhân gắn liền với nón lá. Không ai biết nghề nón có từ bao giờ, theo các cụ bô lão trong làng kể lại, ngày xưa vì đất làng Chuông khô cằn, không thể trồng được các loại cây mang giá trị kinh tế cao, nên người làng kiêm thêm nghề phụ: nghề làm nón lá. Người dân làng Chuông gắn bó cả đời với chiếc nón lá
Theo các nghệ nhân trong làng, để làm nên một chiếc nón, công đoạn khó nhất là tìm mua nguyên liệu, xếp lá dàn đều và khâu nón khéo léo để không rách lá. Điểm đặc biệt của nón làng Chuông chính nằm ở 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại.
Nghệ nhân Vũ Thị Thông hơn 70 năm gắn bó, giữ nghề truyền thống của cha ôngNhững chiếc nón cầu kì hơn sẽ được trang trí vào lòng nón những họa tiết hoa lá bằng giấy sắc màu hoặc chỉ khâu nhiều vòng giăng mắc ở hai điểm đối diện để buộc quai nón. Chiếc nón lá trắng tròn trịa chỉ cần thêm một dải lụa mềm buộc làm quai nón đã tôn lên vẻ dịu dàng cho bao cô gái.
Nón lá làng Chuông tôn lên vẻ dịu dàng, duyên dáng của những người phụ nữ Việt NamNgoài những kiểu mẫu truyền thống, đã có thêm nhiều kiểu dáng khác, như: quai thao, nón chóp dứa, nón tơi, nón Lâm Sung, nón Thái Lan, nón Hàn Quốc... Nón làng Chuông cũng vinh dự được tham gia vào nhiều sự kiện lớn của đất nước như APEC, SEA Game và các hội chợ quốc tế khác.
Ngoài những kiểu mẫu truyền thống, dân làng Chuông còn sáng tạo ra nhiều kiểu dáng khác như: nón quai thao, nón chóp dứa...Ngày nay, các bậc cao niên ở làng Chuông vẫn luôn chú tâm truyền dạy nghề làm nón cho con cháu. Du khách có thể bắt gặp ở chợ nón hình ảnh những cô bé vừa phụ giúp mẹ bán nón vừa học cách khâu nón. Mỗi chiếc nón đong đầy tình cảm, đam mê của nhiều thế hệ dày công gìn giữ nghề của cha ông để lại. Người làng Chuông càng tự hào hơn khi ngày càng có nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến để tìm hiểu về nghề truyền thống của làng.
Người dân làng Chuông vẫn luôn chú tâm truyền dạy nghề làm nón cho con cháuTuổi thơ "em" gắn liến với nét đẹp nón lá làng Chuông