Ngành Cà phê Việt Nam đang đối mặt với thách thức nào?

Trước thực trạng Ngành Cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, một chuỗi các sự kiện trong các ngày từ 09 - 11/12/2017, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra Ngày Cà

Trong khuôn khổ chương trình đã có nhiều hoạt động, hội thảo nhằm tìm kiếm các giải pháp cho tương lai phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam. Các dự án hợp tác phát triển nông nghiệp bền vững trong ngành cà phê như Dự án hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực cà phê được Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nestlé Việt Nam đồng chủ trì hay các dự án được các doanh nghiệp chủ động triển khai Nescafe Plan được đánh giá cao.

Hội thảo "Thời kỳ phát triển mới của ngành Cà phê Việt Nam" diễn ra tại Lâm Đồng vào sáng ngày 9/12

Đáng chú ý có chuyến thăm thực địa các hộ sản xuất cà phê bền vững của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Ngoài ra còn có các hội thảo chuyên đề như: “Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT), Ban chỉ đạo Tây nguyên, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) và UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức; hội thảo “Mở rộng mô hình hợp tác hiệu quả, liên kết chuỗi và phát triển bền vững – Kinh nghiệm thực tiễn từ ngành cà phê” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp thực hiện cùng Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam (VCCB), Diễn đàn cà phê toàn cầu (GCP) và Nestlé Việt Nam

Trong năm 2016, ngành Cà phê đã phải chịu cảnh hạn hán gay gắt nhất trong vòng 30 năm qua ở Tây Nguyên, đã có hàng vạn ha cà phê bị khô héo do các hồ chứa nước khô cạn. Tuyết rơi kéo dài tận Nghệ An làm nhiều diện tích cà phê chè ở Sơn La và Điện Biên bị chết. Bão Damray vừa đổ bộ Tây Nguyên khi đang vụ thu hoạch. Hơn nữa cà phê đa số được trồng từ những năm 1990 nay đã đến chu kỳ phải trồng mới. Lượng cà phên già ước tính trong 5 năm tới lên đến 140.000 ha. Trong khí tiến độ tái canh diện tích trồng mới đang diễn ra rất chậm ở nhiều tỉnh, trừ tỉnh Lâm Đồng.

Hiện nhiều cây trồng khác có giá trị cao hơn như hạt tiêu, sầu riêng, bơ… đang lấn đất cà phê, ngành Tiêu theo quy hoạch đến 2020, diện tích trồng là 50.000ha nhưng nay đã vỡ quy hoạch lên đến 100.000ha…

Chính phủ tiếp tục hội nhập với thế giới, ký các Hiệp định thương mại tự do mới, đã đàm phán thành công yêu cầu các nước tham gia Hiệp địn thương mại tự do mở cửa thị trường cà phê rang xay, hòa tan cho Việt Nam, đồng thời Việt Nam đã phải dành đãi ngộ quốc gia cho họ “National Treatment”, nên việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phê ngày càng tăng.

Giải pháp phát triển bền vững ngành Cà phê Việt Nam

Theo Bộ Trưởng Bộ NN & PTNN Nguyễn Xuân Cường: Hiện nay Việt Nam đã thành lập được Nhóm Công tác PPP về Tăng trưởng nông nghiệp bền vững (nay là Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam - PSAV) được thành lập từ tháng 5/2010, dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Tổng Giám đốc Nestle Việt Nam. Trong 6 Nhóm PPP ngành hàng,Nhóm PPP cà phê (nay là Tiểu ban sản xuất thuộc Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam) đã có nhiều hoạt động thành công nổi bật trong hợp tác công tư hiệu quả, liên kết chuỗi và phát triển bền vững nhằm đưa Việt Nam trở thành điểm tham chiếu cà phê Robusta trên thế giới.

Là một chương trình “tiền cạnh tranh”, các đối tác của Nhóm công tác Cà phê hướng đến mục tiêu đầu tư phát triển chuỗi giá trị trong ngành cà phê để giúp nâng cao chất lượng cà phê, sự phát triển bền vững của ngành cà phê và tăng thu nhập cho người nông dân. Trong những năm qua, nhóm PPP cà phê rất nỗ lực và đạt được những thành quả đáng ghi nhận trong hỗ trợ phát triển cà phê bền vững và các chương trình, đề án của Bộ như chương trình tái canh vườn cà phê.

Cán bộ Dự án NESCAFE' Plan đang chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật canh tác bền vững diện tích cà phê của hộ nông dân trong vùng dự án

Từ năm 2010 đến nay, nhóm đã triển khai tổng cộng 256 mô hình vườn mẫu và 3 hợp tác xã PPP tại 4 tỉnh (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai). Mô hình đã tiến hành các lớp tập huấn ToT cho 65 nhóm trưởng đại diện cho 12.004 nông dân tại 4 tỉnh để chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết các khó khăn và tăng cường năng lực cho mạng lưới khuyến nông; tổ chức 1.200 hội thảo đầu bờ (20.000 ngày tập huấn từ tháng 3/2011 – 10/2016) cho nông dân tại 4 tỉnh. Ước tính diện tích cà phê và số người trồng cà phê thụ hưởng từ các hoạt đông hỗ trợ kỹ thuật của chương trình lên tới 130 nghìn ha (20% tổng diện tích cà phê cả nước), và gần 250 nghìn lượt người (trong tổng số 500 nghìn hộ trồng cà phê). Năng suất cà phê tăng thêm 12% trong giai đoạn 2010 – 2014 và tăng hơn 17% trong giai đoạn 2015 – 2016. Mức thu nhập trung bình (tính trong 5 năm) của người nông dân trồng cà phê tăng lên khoảng 14%. Mô hình PPP cũng giúp làm tăng kích cỡ trái cà phê và phương pháp canh tác giúp cây cà phê khỏe mạnh hơn. Mô hình giúp giảm 55% lượng phát thải nhà kính nhờ sử dụng phân bón.

Ông Phạm Phú Ngọc, Trưởng đại diện Văn phòng Nestle' Việt Nam tại Dak Lak cho biết, sau 7 năm triển khai, dự án NESCAFE' Plan được Nestle' triển khai tại Việt Nam từ 2011 đến nay, dự án đã đạt hiệu quả gắn liền với con số vàng. Cụ thể đã phân phối trên 20 triệu cây giống năng suất cao, kháng bệnh hỗ trợ bà con nông dân tái canh trên 20.000 ha diện tích cây cà phê già cỗi; Tập huấn, đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững cho hơn 200.000 hộ nông dân. Thông qua kỹ thuật canh tác NESCAFE' Plan đã làm tăng 30% thu nhập cho người nông dân và tiết kiệm được 40% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Đặc biệt hơn, dự án đã giúp được 21.000 hộ nông đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C

Đây là những kết quả rất đáng khích lệ và khẳng định sự thành công của mô hình hợp tác công tư trong nông nghiệp, Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường còn nhấn mạnh, Nhìn chung, Cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới đã có một vị thế quan trọng, tuy nhiên muốn giữ vững và phát triển vị thế của thương hiệu “Made in Vietnam” này đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nông dân – doanh nghiệp – nhà nước, trong việc nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm từ khâu trồng trọt, thu hoạch đến chế chế biến.


Bài và ảnh: Thu Hoài