Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính toán thoát nước cưỡng bức hợp lý cho các mỏ khai thác than lộ thiên Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn

Cần nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính toán thoát nước cưỡng bức hợp lý cho các mỏ khai thác than lộ thiên Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn một cách khoa học, thống nhất và phù hợp với thực tế sản xuất.

Thông tin chung đề tài:

Lĩnh vực: Năng lượng

Tác giả: TS. Lê Đức Phương

Đơn vị: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp-Vinacomin

Nội dung chính của giải pháp/nghiên cứu

+ Đánh giá phương pháp tính toán thoát nước cưỡng bức của các dự án và thiết kế trong thời gian qua

+ Hoàn thiện phương pháp tính toán thoát nước cưỡng bức hợp lý

Mục tiêu giải pháp/nghiên cứu

Cần nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính toán thoát nước cưỡng bức hợp lý cho các mỏ khai thác than lộ thiên Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn một cách khoa học, thống nhất và phù hợp với thực tế sản xuất.

Kết quả nghiên cứu/giải pháp

Kết quả tính toán số bơm cho 1 trạm cần có trong điều kiện năm 2016 mỏ Đèo Nai

TT

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

Tính toán

Làm tròn

1

Lượng nước chảy vào mỏ tính theo ngày đêm lớn nhất trong vòng 15 năm gần đây

m3

667.485

 

2

Lượng nước chảy vào mỏ tính theo trận lớn nhất trong vòng 15 năm gần đây

m3

2.191.275

 

3

Lượng nước chảy vào mỏ tính theo 3 tháng lớn nhất trong vòng 15 năm gần đây

m3

4.128.721

 

4

Lượng nước chảy vào mỏ tính theo 6 tháng lớn nhất (từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 10) trong vòng 15 năm

m3

5.159.767

 

5

Số bơm cần thiết cho 1 trạm tính theo phương án 1

cái

5,49

6+1

6

Số bơm cần thiết cho 1 trạm tính theo phương án 2

cái

17,37

18+2

7

Số bơm cần thiết cho 1 trạm tính theo phương án 3

cái

1,83

2+1

8

Số bơm cần thiết cho 1 trạm tính theo phương án 4

cái

1,84

2+1

9

Số bơm cần thiết cho 1 trạm tính theo phương án 5

cái

1,91

2+1

10

Số bơm cần thiết cho 1 trạm tính theo phương án 6

cái

1,85

2+1

Ghi chú: Cột số bơm làm tròn được lấy theo cận trên và số hạng thứ 1 là số bơm thực hoạt động còn số hạng thứ 2 là số bơm dự phòng.

Theo đó:

- Trường hợp tính theo phương án 1 cần đến 6 bơm hoạt động cho 1 trạm, trường hợp tính theo phương án 2 cần đến 18 bơm hoạt động cho 1 trạm là hoàn toàn không phù hợp với thực tế sản xuất.

- Trường hợp tính theo các phương án 3, 4, 5 và 6 cần 2 bơm chỉ bằng 1/3 số bơm của phương án 1 và 11,11% số bơm của phương án 2. Cách tính số bơm cần thiết cho 1 trạm theo các phương án của trường hợp này đều khá phù hợp với thực tế sản xuất. Tuy nhiên, để có cơ sở khoa học và phù hợp nhất với thực tế sản xuất, chúng ta chọn phương án 6 là phương án tính toán số bơm cần thiết cho 1 trạm. Với phương án này ngoài việc tính toán được lưu lượng nước cần bơm, số bơm cần thiết cho 1 trạm, còn tính được các chỉ tiêu khác như lượng nước duy trì dưới đáy mỏ và chiều sâu ngập nước trong mùa mưa.

Giá trị ứng dụng

Được sử dụng cho các đơn vị tư vấn, thiết kế mỏ và thống nhất phương pháp tính toán cho các đơn vị sản xuất mỏ lộ thiên sâu và lớn trong những năm gần đây.