Theo Nikkei Asia,tập đoàn Itochu của Nhật Bản mới đây đã chi 47 triệu USD để mua gần 10% cổ phần của tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex). Giao dịch này giúp nâng tỷ lệ sở hữu của Itochu tạidoanh nghiệpdệt may lớn của Việt Nam lên gần 15%.
Trước đó Itochu đã sở hữu gần 5% cổ phần Vinatex, tương đương hơn 9 triệu USD, sau khi doanh nghiệp được IPO năm 2014.
Itochu hiện là cổ đông lớn thứ 2 tại Vinatex sau Bộ Công Thương (sở hữu 53%), trong khi đó tập đoàn Vingroup đang nắm giữ 10% cổ phần. Vingroup và VNTex là hai cổ công chiến lược của Vinatex khi tập đoàn này được cổ phần hóa năm 2014.
Quyết định bơm thêm vốn để trở thành cổ đông lớn của Vinatex thể hiện mong muốn đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu dệt may cho thị trường châu Âu trong bối cảnh chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc.
Vinatex là một trong những doanh nghiệp dệt may lớn tại Việt Nam. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Tập đoàn (bao gồm cả các công ty liên kết của các đơn vị thành viên) ước đạt 3,08 tỷ USD, vượt 2,7% so với kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ giao.
Tổng doanh thu thực hiện năm 2017 đạt 45.550 tỷ đồng đạt 100,2% kế hoạch năm 2017 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, doanh thu nội địa đạt 10.385,7 tỷ đồng chiếm 22,8% trong tổng doanh thu tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2016, lợi nhuận trước thuế đạt 1.434 tỷ đồng, bằng với năm 2016.
Trước đó, theo thông báo từ Sở Giao dịchchứng khoánHà Nội (HNX), CTCP Đầu tư Phát triển VNTEX – cổ đông lớn của của Vinatex đã bán ra 35 triệu cổ phiếu VGT vào ngay 26/03/2018. Qua đó, giảm khối lượng sở hữu tại đây xuống còn 35 triệu cổ phiếu tương đương 7%.
CTCP Đầu tư Phát triển VNTEX tiền thân là Tập đoàn VID Group (Tập đoànđầu tưphát triển Việt Nam) vừa được đổi tên. VNTEX chính thức được thành lập vào 12/07/2006 do ông Bùi Quang Tuấn làm người đại diện theo pháp luật. Trụ sở tại 115, Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh chính là Dịch vụ cho thuê nhà xưởng, văn phòng Kinh doanhbất động sản, nhà ở, văn phòng, kho bãi. Trước đây, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là Chủ tịch HĐQT của công ty.
Vào phiên giao dịch ngày 26/3, thị trường được chứng kiến giao dịch thỏa thuận đột biến tại cổ phiếu VGT khi nhà đầu tư nước ngoài đã mua 50 triệu cổ phiếu. Đồng thời, khối ngoại cũng bán ra 15 triệu cổ phiếu VGT trong ngày hôm đó. Giá trị thỏa thuận 50 triệu cổ phiếu nói trên đạt 810 tỷ đồng, tương ứng 16.200 đồng/cp.
Trước khi giao dịch này xảy ra, các cổ đông lớn của Vinatex gồm có cổ đông nhà nước là Bộ Công thương đang nắm giữ 267,4 triệu cp, tương đương tỷ lệ sở hữu 53,49%; Tập đoàn Vingroup nắm 50 triệu cổ phiếu (10%) và VNTEX nắm 70 triệu cổ phiếu (14%). 120 triệu cổ phiếu bán cho Vingroup và VID trong đợt cổ phần hóa Vinatex năm 2014.
Là một tập đoàn thương mại đa ngành trong đó có dệt may, Itochu đã đầu tư vào Việt Nam từ nhiều năm trước để phát triển công nghiệp dệt may.
Vào năm 2015, một Công ty thành viên của Vinatex làCông ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân (Doximex) đã ký thỏa thuận vớiTập đoàn Itochu nhằm cụ thể hóa Biên bản thỏa thuận khung giữa Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Itochu ký tháng 1/2015 về hợp tác trong lĩnh vực dệt nhuộm hoàn tất và nguyên phụ liệu tại Việt Nam.
Được biết, Itochu là một trong những Tập đoànkinh tếlớn nhất Nhật Bản, có trên 4.200 nhân viên, vốn điều lệ 2 tỷ USD và có mặt tại 139 quốc gia trên thế giới. Itochu hiện hợp tác với khoảng 100 công ty dệt may của ViệtNam, kinh doanh nhiều mặt hàng, từ nguyên liệu thô đến hàng thời trang...