Ốc vòi voi, thái lát mỏng tang, xếp đầy đặn trên đĩa lớn, dưới lót đá lạnh. Khi ăn, chấm với tương cay Wasabi Nhật Bản "miệng nhai, tai nghe" để lại ấn tượng thật khó quên...
Bởi vậy khi được mời tham dự cuộc "khai quật" ốc vòi voi, tôi nhiệt tình hưởng ứng.
Hai bố con dậy từ 6h sáng, chạy xe hơn tiếng đồng
hồ mớitới nơi "hội quân". Với tôi, đây là chuyến đi bất
ngờ, nhưng với các "đào thủ" họ đã có sự chuẩn bị từ lâu. Bởi cả năm
chỉ có 9 ngày thuỷ triều
xuống, cụ thể là vào dịp cuối tuần, cuối tháng của các
tháng 4, 5 và 6, những người đánh bắt chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư, mới có cơ hội
thể hiện... Nói như vậy không có nghĩa là thuỷ triều rút, bãi cát lộ ra, ngao,
sò, ốc, hầu, bào ngư... phơi bụng ra để cho ai xuống đánh bắt cũng được. Mỹ là
quốc gia điện tử, họ quản lý bầu trời, mặt đất, mặt nước ao, hồ, sông, biển, bằng
luật pháp vô cùng chặt chẽ, ai không có giấy phép khai thác (License) thì chớ dại
buông câu, thả lờ, hay tiện tay gom nhặt hải sản chất lên xe chở về, vô tình tự
biến mình thành tội phạm!!!...
Ngay cả người được cấp phép khai thác, nếu không tuân thủ và chấp hành các quy định khắt khe của luật, về trọng lượng, số lượng, kích cỡ, giống... sẽ bị phạt rất nặng.
Vấn đề cốt lõi ở đây là bảo vệ môi trường, môi sinh biển bền vững, chứ không phải là việc đủ hay thừa ăn, ăn nhiều hay ăn ít. Chính vì vậy mà có những luật nghe ra rất ngộ nghĩnh. Chẳng hạn: Nghiêm cấm đánh bắt và mua bán cua biển cái. Cá, cua, tôm, và các loại nhuyễn thể, không đủ trọng lượng và kích thước (như chiều dài, chiều rộng).
Bang Texas, có loài cua đá, mình nhỏ, ít thịt, nhưng hai càng rất to, người địa phương chỉ bẻ càng về làm thực phẩm, bởi vậy luật của bang chỉ cho phép bẻ một càng, để lại một càng cho cua đá gắp thức ăn nuôi nó.
Nếu là thợ săn thú rừng, mỗi bang cũng có luật riêng. Với hươu, nai, chỉ con nào sừng dài trên gang tay mới được phép săn bắn. Nhưng khi bắn, đường đạn phải vuông góc với mặt đất! Có nghĩa là thợ săn phải trèo lên cây, chờ hươu nai đi qua, mới được nổ súng.
Trên bãi biển và khắp mọi nơi, không xuất hiện một bóng dáng viên cảnh sát nào, nhưng người dân hoàn toàn tự giác thực hiện và chấp hành đúng pháp luật. Họ thực hiện đúng nghĩa vụ một công dân.
Ốc vòi voi, vỏ khá giống con chai sông của Việt Nam. Ở phía đầu ốc thò ra một cái vòi dài từ 25 đến 30cm, như cái vòi con voi. Luật pháp bang Cali không cho phép bắt những con ốc vòi voi có chiều dài dưới một gang tay người lớn.
Ốc vòi voi ẩn sâu dưới cát từ nửa thước trở lên, nhưng phát hiện ra chúng khá dễ. Quan sát trên bãi cát, nơi nào có tia nước phun vọt lên cao (như trẻ con đi tè) hoặc từ các đám rong biển mầu nâu đỏ, chạm tay vào lập tức thấy tụt xuống, đích thị là nơi ốc vòi voi náu mình.
7h sáng, thuỷ triều bắt đầu xuống. Bãi cát lộ ra đến đâu, các "đào thủ" có mặt kịp thời, đào bới hết sức khẩn trương, bởi chỉ trên dưới 2h sau, nước biển dâng lên cao 4, 5 m.
Những "đào thủ" có mặt sớm nhất, khi thuỷ triều vừa rút, trên bãi cát chưa có dấu chân người. Họ kéo cả xe chở các dụng cụ, đồ nghề, xẻng, xô, thùng chắn cát...
Các "đào thủ" khẩn trương đào bới, khi phát hiện ra nơi trú ẩn của ốc vòi voi. Mỗi lỗ đào sâu từ nửa mét cát trở lên. Công việc khá vất vả, vì ốc vòi voi càng lớn, thì chúng náu mình càng sâu.
Ốc vòi voi càng xa bờ càng lớn, càng nhiều. Có nhiều hố đào lên được 2 con to. "Đào thủ" phải trang bị quần áo, dầy, găng tay chuyên dụng, để thao tác có hiệu quả.
Đây là tốp "đào thủ" nghiệp dư. Cuối tuần vào dịp nghỉ, họ mới có thời gian thể hiện tình yêu của mình với biển. Tuy không chuyên nghiệp, nhưng họ rất am tường về tính nết của biển cũng như các luật định của chính phủ. Những người khai thác hải sản chuyên nghiệp, họ thường mua giấy phép cả năm, cho tiện việc đánh bắt ( Giá giấy phép cả năm là 47 USD). Giá giấy phép mua theo ngày là 18 USD. Mua giấy phép theo ngày, thường là các đối tượng không chuyên nghiệp, hội đoàn, hoặc nhóm bạn làm ăn, cùng lớp...cuối tuần tụ tập đi trải nghiệm, picnic...
Thành quả từ sáng sớm tinh mơ của các "đào thủ"