1. Ra dấu tay chữ V ở Australia và Anh
Năm 1992, George Bush tới thăm Australia và, từ trong cửa sổ của một chiếc xe limousine, ông giơ ngón trỏ và ngón giữa để tạo thành hình chữ V, theo phong cách của Winston Churchill. Với lòng bàn tay hướng ra ngoài, chữ V này ám chỉ chiến thắng ở Anh, hòa bình ở Mỹ. Nhưng tệ cho ngài Bush là ông lại làm như vậy với lòng bàn tay hướng vào trong, cũng có nghĩa ông gián tiếp bảo "Đồ dở hơi".
2. Giơ bàn tay lên ở Hy Lạp
Cử chỉ này ở Mỹ có nghĩa "Dừng lại", hay, nếu bạn lớn lên trong thời của Jerry Springer, một biểu tượng văn hóa Mỹ, thì còn có nghĩa "Im đi'. Ở Hy Lạp, thì cố gắng đừng có xòe bàn tay ra như vậy, vì khi hướng nó vào người khác, thì đây được coi là một sự lăng mạ. Cử chỉ này được xem là tàn dư của thời kỳ đế quốc Byzantime, làm như vậy được xem là ném chất cặn bã vào mặt người khác.
3. Giơ ngón tay cái lên ở Thái Lan
Đây là cử chỉ đồng ý hay chấp nhận thường được dùng khi ngôn ngữ bất lực. Nhưng cố gắng tránh thể hiện nó ở Thái Lan, nơi nó được xem như dấu hiệu của sự chế nhạo. Người Thái nghĩ rằng hành động này cũng giông như bạn lè lưỡi ra vậy, dù họ cảm thấy thất vọng nhiều hơn là xúc phạm khi bạn làm thế. Tốt nhất là tránh nó đi.
4. Vẫy tay ở Philippines
Nếu muốn vẫy ngón tay trỏ để nói "đến đây" thì ở nhiều nước châu Á, mọi người lại hiểu là "không, không". Ở Philippines, cử chỉ này người ta chỉ dùng cho động vật. Nếu bạn làm nó với một người, bạn bị coi là đang xúc phạm họ, coi họ là người thấp kém. Đây không phải là một cách tốt để giao tiếp với nhân viên cửa hàng hay một người bồi bàn.
5. Vỗ vào đầu ở Sri Lanka
Một bàn tay mở rộng và vỗ nhẹ vào đầu một đứa trẻ ở Mỹ được xem là một cử chỉ thân thiết. Nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của một đứa trẻ, bạn có thể làm vậy. Tuy nhiên, theo niềm tin của những người theo đạo Phật, đầu là phần cao nhất của cơ thể, tập trung tinh thần con người. Chạm vào đầu nghĩa là một sự xâm phạm vào chỗ thiêng liêng, của trẻ em cũng như người lớn. Tránh những cử chỉ này ở những nước theo đạo Phật.
6. Vòng tròn ở Pháp
Dùng ngón trỏ và ngón cái tạo thành một vòng tròn, ở Mỹ có nghĩa là "Tuyệt lắm" hay "Tốt đấy". Nó cũng được sử dụng trong giới thợ lặn khi họ giao tiếp với nhau để nói rằng mọi chuyện vẫn tốt. Nhưng ở Pháp, cử chỉ này có nghĩa là "số không". Trừ khi bạn đang ra dấu cho một thợ lặn Pháp, nếu không, bạn sẽ bị coi là ám chỉ người khác hay cái gì đó là không có giá trị gì.
7. Kéo mũi ở Thổ Nhĩ Kỳ
Với ngón tay cái đặt dưới ngón tay trỏ, điều này không có hàm ý gì ở Mỹ, trừ khi bạn chơi trò "got your nose" (kéo mũi) với một đứa trẻ. Trong ngôn ngữ ký hiệu Mỹ, nó có nghĩa chữ "T". Ở Thổ Nhĩ Kỳ, cử chỉ này biểu hiện của sự thô lỗ: nắm tay và để ngón tay cái thò ra giữa ngón cái và ngón trỏ.
8. Trao cái gì một tay cho ai đó ở Nhật Bản
Ở phương Tây, mọi người không quan tâm quá nhiều đến việc đưa cái gì đó cho ai như thế nào, nhưng ở Nhật Bản, người ta luôn muốn người khác đưa cái gì đó cho mình bằng cả hai tay, vì họ cho rằng điều này thể hiện sự tôn trọng và lịch sự. Nếu bạn đưa cho ai đó một tấm danh thiếp, hay đưa cho ai một chiếc máy ảnh, hãy chắc chắn sẽ đưa cho họ bằng cả hai tay. Người Nhật sẽ cảm thấy sự quan tâm và chân thành của bạn. Đưa một tay được xem là bất lịch sự.
9. Đan chéo ngón tay ở Việt Nam
Ở nhiều nước phương Tây, cử chỉ này thể hiện sự mong muốn may mắn, một bàn tay với ngón trỏ và ngón giữa đan chéo (giống như trên logo của Cơ quan xổ số quốc gia Anh). Nhưng ở Việt Nam, đây là một cử chỉ tục tĩu, đặc biệt được thực hiện khi đang nhìn hoặc nói chuyện với một ai đó. Ngón tay đan chéo, được hiểu là ám chỉ vùng nhạy cảm của phụ nữ.
10. Ra dấu sừng bò ở Italy
Người Mỹ thường giơ ngón trỏ và ngón út như hai chiếc sừng bò khi họ khi họ muốn nhảy muốn nhảy
múa suốt đêm hay cổ động cho một trận đấu có những đội chơi nổi tiếng như "Cowboys" hay
"Longhorns". Ở Italy, suy nghĩ hai lần trước khi ra dấu này nhé, đặc biệt khi đứng ngay phía sau
một người đàn ông. Cử chỉ này có nghĩa một anhchồng bị cắm sừng, hay người vợ không đứng đắn, và
anh ta là một kẻ ngốc. Nhưng không may là, cử chỉ này khá phổ biến trong các trận đấu thể thao ở
Italy, nhất là sau tiếng còi của một ông trọng tài.