Đối với thực phẩm chín:
Trước khi cất thức ăn vào tủ lạnh, nên dùng màng bọc thực phẩm bọc kín hoặc tốt nhất nên sử dụng các loại hộp thức ăn có nắp đậy kín để các loại thức ăn thừa không lẫn lộn vào nhau. Mỗi khi lấy thức ăn ra khỏi tủ lạnh, phải đun sôi lại mới được dùng và chỉ nên dùng 1 lần thôi. Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên, không nên để canh quá 24h và các món kho không nên để quá 3 ngày.Thức ăn nên để trong hộp đựng trước khi cho vào tủ lạnh. Ảnh minh họa
Nếu gia đình không có tủ lạnh hoặc bị cúp điện trong nhiều giờ thì có thể sử dụng thùng xốp để cho phần thức ăn thừa vào hộp đựng thực phẩm và đặt đá xung quanh hộp để bảo quản.
Đối với thực phẩm lạnh:
Những gia đình có thói quen chuẩn vị thực phẩm dành cho nhiều ngày, nên làm sạch thực phẩm tươi sống và để ráo trước khi cho vào ngăn đá. Để tránh việc rã đông nhiều lần có thể khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nên chia thịt, cá thành từng phần nhỏ phù hợp với từng bữa ăn. Lưu ý không nên để dịch có trong thức ăn chảy ra ngoài tủ lạnh sẽ khiến tủ lạnh lâu ngày sẽ có mùi ôi.
Nên chia thịt, cá thành từng phần nhỏ phù hợp với từng bữa ăn. Ảnh minh họa
Với những loại rau xanh, khi mua về cần nhặt sạch, sau đó cho vào túi bọc thực phẩm rồi cất vào ngăn mát. Với các loại rau cải, rau xanh lá thì nên sử dụng trong vòng 3 ngày kể từ lúc mua.
Các bác sĩ dinh dưỡng đưa ra lời khuyên, khi để lâu thức phẩm thì một số enzyme sẽ tự phân hủy và chuyển hóa, làm cho thực phẩm ít nhiều mất đi một số chất dinh dưỡng, chất béo hòa tan… Do vậy, thời gian bảo quản tối đa trong ngăn đá đối với thịt bò, cừu, dê là từ 7 -10 ngày; thịt heo, gà, vịt khoảng 7 ngày. Riêng với cá, nên sử dụng trong vòng 3 ngày từ khi cất giữ trong ngăn đá để cá được tươi ngon hơn.
Những lưu ý cần biết trong việc bảo quản thực phẩm ngày nắng nóng
TCCT
Thời tiết nắng nóng, thực phẩm dễ bị ôi thiu nếu không biết bảo quản 1 cách đúng cách. Dưới đây là 1 số lời khuyên dành cho mọi người, mọi nhà, nhất là các bà nội trợ.