1. Libya
Libyra luôn dẫn đầu danh sách quốc gia nóng nhất thế giới từ nhiều năm nay. Đất nước Bắc Phi này có khí hậu khắc nghiệt và khô cằn nhất thế giới. Nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận ở Libya là 58 độ C.
2. Thung lũng Chết, California, Mỹ
Khu vực này được ghi nhận kỷ lục là nơi nóng nhất năm 2019 với nhiệt độ lên tới 47 độ C. Vào năm 1913, nhiệt độ ở đây cao ở mức 56,7 độ C.
3. Saudi Arabia
Saudi Arabia là nước lớn nhất trên thế giới không có sông. Tới 95% lãnh thổ của Saudi Arabia là sa mạc hoặc vùng đất khô cằn, chỉ 1,45% diện tích đất là có thể canh tác. Điều này khiến cho mức nhiệt trung bình ở nơi đây vào mùa nóng tăng vọt lên 50 độ. Có một số nơi, nhiệt độ vươn lên chạm ngưỡng 52 độ, ảnh hưởng không ít đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân.
3. Algeria
Phần lớn Algeria được bao phủ bởi Sahara - sa mạc lớn nhất thế giới. Theo Cổng thông tin Bộ Ngoại giao Việt Nam, 87% trong tổng số gần 2,4 triệu km2 diện tích Algeria là sa mạc. Còn theo World Atlas, con số này lên tới trên 90%.
4. Iran
Quốc gia Trung Đông này có khí hậu nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ rất cao kể cả ở mùa đông. Ngày hè, nhiệt độ trung bình ở đây là 40 độ C. Cùng với sự nóng lên của trái đất, nhiệt độ ở Iran cũng ngày càng cao. Gần đây, trạm khí tượng ở Abadan (Iran) vừa đo được mức nhiệt kinh hoàng lên đến 52,2 °C, cho thấy một mùa hè nóng hơn bao giờ hết ở Iran và các nước khu vực Trung Đông.
5. Iraq
Nằm ngay liền kề Iran, Iraq cũng chịu khí hậu khô nóng, ít mưa vào mùa hè. Nhiều ngày liền, nơi đây ghi nhận mức nhiệt tăng cao trên 50 độ C. Dù có mùa đông ôn đới lạnh nhưng nhiệt độ trung bình năm ở Iraq vẫn rất cao, từ 20 đến 30 độ C. Do đó, đây vẫn được xem là một trong những quốc gia nóng nhất thế giới.