1. Khoai tây
- Hàng Việt Nam: vỏ mỏng, khi đổ đống các củ va chạm dễ bị tróc vỏ. Khoai có ruột vàng, mắt khoai nhỏ.
- Khoai Trung Quốc: củ to, mắt to, vỏ dày, mịn, vỏ khôn bị bong tróc.

2. Cà rốt
- Cà rốt Đà Lạt: da sần, màu cam nhạt, cuống lá còn nguyên, sần sùi, không mịn màng, vị ngọt thanh tự nhiên.
- Cà rốt Trung Quốc: da bóng láng, củ to, tròn đều, không cuống, màu cam đậm, vị nhạt.

3. Gừng
- Gừng Việt Nam: củ nhỏ, nhiều nhánh nhỏ, có các đường vân, có đất bám, mùi cay nồng
- Gừng Trung Quốc: củ to, mọng, căng tròn, ít nhánh nhỏ, không còn đất bám, không thơm như gừng ta.

4. Bí đỏ
Bí đỏ Việt Nam: được trồng rất nhiều và có nhiều chủng loại từ quả tròn, hồ lô hay bầu dục. Khối lượng quả nhỏ, sần sùi.
Bí đỏ Trung Quốc thường có kích thước gấp đôi, gấp 3 bí ta, quả dài, bóng và đẹp hơn bí đỏ Việt Nam.

5. Hành tây
Hành tây Trung Quốc: có vỏ bóng, ít sần sùi, độ đồng đều cao hơn hành tây Đà Lạt. Khi cắt củ hành ra có màu trắng hơi xanh.
Hành tây Đà Lạt: có củ to, vỏ lụa ngoài màu trắng, dễ trầy xước, khi cắt củ hành ra thì màu trắng.

6. Bắp cải
Bắp cải Trung Quốc: trái nhỏ, hình tròn, lá bao bên ngoài màu xanh đậm, lá cuốn không chặt, rất dễ bóc, khi cắt đôi ra các lá không bó sát vào nhau, kết cấu rất lỏng lẻo.
Bắp cải Đà Lạt: trái to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn chặt, khó bóc, khi cắt đôi ra các lá bó sát vào nhau, kết cấu rất chặt chẽ.

7. Súp lơ xanh

Súp lơ Trung Quốc: Thường có màu xanh đậm hơn, các múi to, búp lơ đều nhau, mịn, cuống màu xanh đậm.
Súp lơ Đà Lạt: có búp vừa phải, hoa lơ ít đồng đều, có sự sần sùi, cuống súp lơ có màu xanh nhạt, thường có phần thân và phần bông to hơn so với lơ Trung Quốc.