Phân bón Văn Điển - Giải pháp dinh dưỡng bền vững cho cây trồng ở Tây Nguyên

Việc sử dụng phân bón đa yếu tố, đặc biệt là phân lân nung chảy Văn Điển kết hợp với NPK chuyên dùng đang là giải pháp được nhiều địa phương áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện đất lâu dài.

Tây Nguyên là vùng chuyên canh nhiều loại cây công nghiệp chủ lực như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng... Tuy nhiên, khí hậu khắc nghiệt, đất dễ rửa trôi dinh dưỡng, nghèo vi lượng khiến cây trồng dễ suy kiệt nếu không được chăm bón hợp lý. Việc sử dụng phân bón đa yếu tố, đặc biệt là phân lân nung chảy Văn Điển kết hợp với NPK chuyên dùng đang là giải pháp được nhiều địa phương áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện đất lâu dài.

phân bón
Quy trình bón phân Văn Điển theo 4 đợt/năm, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng Tây Nguyên

Quy trình bón phân Văn Điển theo 4 đợt/năm, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng Tây Nguyên

Đợt 1: Sau thu hoạch trái (tháng 12-1)

Lượng bón/gốc: 10-20 kg phân hữu cơ hoai; 2-3 kg phân lân Văn Điển; 0,3-0,5 kg NPK 10.7.3 hoặc 8.8.4.

Cách bón: Đào rạch sâu 15-20 cm, rộng khoảng 30 cm quanh mép bồn, rải đều phân và lấp kín.


Đợt 2: Đầu mùa mưa (tháng 4-5)

Lượng bón/gốc: 1,0-1,5 kg NPK 12.5.10 hoặc 13.3.13.

Cách bón: Rải đều vào rãnh cũ, tưới giữ ẩm nếu đất khô.


Đợt 3: Giữa mùa mưa (tháng 7)

Lượng bón/gốc: 1,5-2,0 kg NPK 12.8.12 hoặc 13.3.13.

Cách bón: Rải cách gốc 60-80 cm, khi đất đủ ẩm, tránh xới sâu làm đứt rễ.


Đợt 4: Cuối mùa mưa (tháng 9-10)

Lượng bón/gốc: 1,0-1,5 kg NPK 12.8.12; 1,0-1,5 kg lân Văn Điển.

Mục tiêu: Dưỡng lá, nuôi cành bánh tẻ khỏe mạnh, chuẩn bị cho mùa vụ sau.

phân bón văn điển
Không bón dồn một lần, nhất là trong mùa mưa dễ gây rửa trôi, lãng phí và mất cân đối dinh dưỡng.

Một số lưu ý khi sử dụng phân bón Văn Điển

Không xới xáo gốc khi bón, đặc biệt với cây hồ tiêu, để tránh tổn thương rễ tơ. Chỉ bón khi đất đủ ẩm, lý tưởng là sau mưa – giúp phân tan từ từ, cây hấp thu hiệu quả.Không bón dồn một lần, nhất là trong mùa mưa dễ gây rửa trôi, lãng phí và mất cân đối dinh dưỡng. Không trộn chung với các loại phân chua dễ tan như supe lân, SA để tránh hiện tượng đối kháng dinh dưỡng.Phối hợp với phân hữu cơ hoai mục để cải tạo đất, tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng và duy trì độ tơi xốp đất.

Sử dụng phân bón Văn Điển không chỉ giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, năng suất cao mà còn góp phần cải thiện độ phì đất, giảm phụ thuộc hóa chất, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết không thuận lợi, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Đây là lựa chọn dinh dưỡng bền vững cho những vùng đất canh tác lâu năm như Tây Nguyên.

 

 

Tiến Chinh