Với đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cây cam sành như tầng đất canh tác dầy hàng mét, tơi xốp, thấm nước cao, thành phần cơ giới nhẹ thuận lợi cho bộ rễ cây phát triển, nhiệt độ trung bình 24 - 300C, có mùa khô lạnh thuận lợi cho việc phân hóa mầm hoa, ra hoa khi mùa xuân tiết trời ấm áp, Bắc Quang và Hàm Yên là hai huyện sản xuất cam trọng điểm theo tiêu chuẩn VietGAP của hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, có tổng diện tích trên 13.000ha.
Riêng huyện Bắc Quang có 6.000ha, trong đó có gần 4.000ha cam kinh doanh, còn huyện Hàm Yên có gần 7.000 ha, 70% diện tích đang thời kỳ khai thác.
Tuy nhiên, điều kiện thổ nhưỡng ở nơi đây cũng bộ lộ nhiều hạn chế: Độ dốc cao, rửa trôi màu mỡ khốc liệt khi gặp mưa, các loại dưỡng chất như caxi, magie, đạm, lân, kali, vi lượng mát đi rất nhiều, làm chua hóa đất tầng mặt, độ pH bình quân chỉ đạt 4,0 - 4,5 (cây cam sành thích hợp pH 5,5 - 6,5), chất mùn gắn kết hạt keo đất cũng rất nghèo chỉ đạt < 2,5, nguyên nhân chính là do hạn chế về việc chăm bón cho cây của các nhà vườn diễn ra nhiều năm về trước, việc sử dụng phân hóa học vượt định mức, ít quan tâm đến chất hữu cơ bồi dục đất, bón phân không đủ các thành phần dinh dưỡng, chạy theo năng suất khai thác đất nên dần dần độ màu mỡ đất trồng bạc màu, năng suất, chất lượng cam sành cũng tụt dốc, cây nhiều sâu bệnh, gây hại, sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu ảnh hưởng môi trường sinh thái.
Phát hiện được những hạn chế trong sản xuất cam sành ở Hà Giang và Tuyên Quang từ đầu năm 2000, phân bón Văn Điển đã có mặt trên đất cam sành, thời gian đầu bằng những thực nghiệm đồng ruộng mà trực tiếp người nông dân tham gia sử dụng phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK bón cho cam sành ở một số xã trong huyện Bắc Quang và huyện Hàm Yên.
Với thành phần dinh dưỡng gồm 16 loại chất dinh dưỡng trong phân NPK và 10 loại chất trong phân lân nung chảy Văn Điển được bổ sung vào đất trồng, bởi vậy cây cam sành như trẻ lại, no đủ dinh dưỡng, sinh trưởng phát triển khỏe mạnh cho năng suất, chất lượng cao rõ rệt. Các thực nghiệm nhanh chóng được tổng kết lan tỏa ra các địa phương khác trong huyện, trong tỉnh.
Ông Nguyễn Ngọc Hồng ở xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang cho biết: "100% gốc cam sành của gia đình bón phân Văn Điển, cây cam thay đổi khác biệt so với bón các loại phân thông thường như lá dày, xanh đậm, mặt lá bóng, sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh, ngay vụ cam đầu năm 2005 cho sản lượng bình quân 32 tấn quả/ ha. Thịt quả vàng sẫm, ngọt đậm, dễ tiêu thụ, năm sau cả 2ha tôi sử dụng 100% phân bón Văn Điển. Suốt hơn chục năm nay, gia đình hoàn toàn yên tâm về thương hiệu phân bón Văn Điển cho cây cam sành, giúp chúng tôi đổi đời".
Gặp gỡ tâm sự với chị Hoàng Thị Bình ở xã Vĩnh Phúc, chị chia sẻ, chục năm gần đây thương hiệu phân bón Văn Điển gồm phân lân nung chảy, NPK đa yếu tố đã đồng hành cùng cây cam sành ở xã Vĩnh Phúc, hầu hết bà con nông dân trồng cam đều sử dụng phân bón Văn Điển.
So sánh với các loại phân khác trên thị trường thì phân bón Văn Điển hiệu quả nhất. Bón phân Văn Điển cho cây cam sành bộ lá bền, mặt lá bóng, tuổi thọ của lá cao, thân cành nhẵn, ít sâu bệnh.
"Đậu quả cao, quả lớn nhanh, chín tập trung vỏ quả vàng đẹp, ruột vàng sẫm, ngọt đậm dễ tiêu thụ, được giá, gia đình tôi có 1,5ha cam đang thời kỳ kinh doanh đều dùng phân bón Văn Điển. Hàng năm sử dụng lân và NPK Văn Điển bón cùng phân hữu cơ hoai mục vào sau thu quả chừng 20 ngày, sau đó bón đợt đón hoa bằng phân ĐYT NPK 12.5.10, bón nuôi quả cho quả lớn bằng đa yếu tố NPK 12.7.20 và trước khi thu quả 40 - 50 ngày là kết thúc", chị Hoàng Thị Bình cho biết.
Xã Yên Phú, huyện Hàm Yên có gần 400 ha cam sành trong đó hơn 250 ha đang thời kỳ khai thác. Trao đổi với ông Nông Đức Phúc trồng 2,5ha cam sành đã hơn 10 năm tuổi, ông chia sẻ: "Thật ra gia đình tôi cũng đã sử dụng rất nhiều loại phân cho cây cam sành, nhưng phân bón Văn Điển vẫn phù hợp nhất. 6 năm qua toàn bộ 2,5 ha cam được bón phân Văn Điển khép kín từ phân lân đến phân đa yếu tố NPK, năm nào vườn cam của gia đình cũng được mùa và năng suất đứng hàng cao trong xã, chất lượng thì cải thiện tốt hầu hết xuất bán đều đạt loại I".
Đi đến nơi nào trồng cam sành trên địa bàn huyện Hàm Yên cũng bắt gặp những bao phân, những vỏ bao đã sử dụng mang thương hiệu phân Văn Điển tại các vườn cam, nhà kho và trên đường vận chuyển phân bón ra vườn đồi. Hàng năm bà con nông dân trong huyện Hàm Yên tiếp nhận hàng ngàn tấn phân Văn Điển bón cho cây cam canh tác cam sạch, cam hữu cơ trên địa bàn.
Ở Bắc Quang, Chủ nhiệm HTX Hoa Sơn - đại lý cung ứng phân Văn Điển trên địa bàn cho biết: "Do hiệu quả tốt của phân bón Văn Điển, đáp ứng nhu cầu của bà con trồng cam trong huyện, mỗi năm HTX Hoa Sơn cung ứng trên 2.000 tấn phân lân và đa yếu tố NPK Văn Điển cho người trồng cam.
Ông Ninh Ngọc Cơ - Chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp Cơ Hòa, huyện Hàm Yên, bộc bạch: "Chục năm gần đây cam sành Hàm Yên có thương hiệu cũng là nhờ một phần quan trọng của phân bón Văn Điển, cam bán được giá, được mùa, người nông dân đầu tư cho cây cam sành nhiều hơn đặc biệt phân bón, đồng thời họ cũng lựa chọn loại phân có hiệu quả cao đáp ứng được tiêu chuẩn sản xuất cam VietGAP, cam hữu cơ đó là phân bón Văn Điển.
Mỗi năm, cửa hàng chúng tôi cung ứng hàng ngàn tấn phân lân, đa yếu tố NPK Văn Điển chất lượng cao cho các xã trong huyện. Phân bón Văn Điển luôn luôn đảm bảo chất lượng về tiêu chuẩn dinh dưỡng, hiệu quả trên đồng ruộng, cây cam khỏe, tốt bền, ít sâu bệnh, cho năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn cam sành vietGAP, dễ bán. Thương hiệu phân bón Văn Điển thực sự đã đi vào lòng người dân nơi đây”.