Phân Lân Nung chảy Văn Điển cho mùa bội thu

Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân bón giàu chất dinh dưỡng nhất, giá hợp lý đáp ứng nhu cầu mọi mặt của bà con nông dân.

Phân lân nung chảy Văn Điển được sản xuất bằng cách nấu chảy hỗn hợp quặng phosphat với serpentin hoặc olevin, manhezit ở nhiệt độ 1.400 - 1.4500C sau khi làm lạnh đột ngột thu được sản phẩm ở dạng thủy tinh, nên còn gọi là phân lân thủy tinh. Tuy phân lân nung chảy không tan trong nước nhưng tan được trong một số axit hữu cơ yếu do đầu rễ cây tiết ra nên cây trồng có thể hấp thụ được mà lân không bị cố định trong nước, nên được xếp vào loại phân chậm tan. Điều này có ý nghĩa quan trọng về an toàn môi trường sinh thái, không gây ra hiện tượng phú dưỡng môi trường nước làm tăng trưởng các loại thực vật bậc thấp tạo ra những biến đổi lớn trong hệ sinh thái nước.

Các đặc tính ưu việt

Cung cấp nguồn lân dự trữ thân thiện với cây trồng và môi trường: Khi bón phân lân nung chảy vào đất, lân sẽ tan từ từ trong axit do rễ cây tiết ra nên không xảy ra hiện tượng cố định lân. Mặt khác, phân lân nung chảy là loại phân kiềm tính sẽ làm tăng độ pH của đất làm giảm hiện tượng cố định lân của các dạng phân lân hòa tan khác.

Cung cấp nguồn canxi dễ tiêu, cải thiện môi trường đất. Lượng canxi trong 1kg phân lân nung chảy tương đương 0,5 - 0,7kg canxi cacbonat, do vậy bón phân lân nung chảy không cần dùng vôi để khử chua như khi dùng các loại phân lân khác. Cung cấp magiê: Magiê cùng với canxi góp phần làm tăng độ bão hòa kiềm của đất, cải thiện khả năng trao đổi cantion của đất...

Cung cấp silic: Silic có tác dụng làm cho cây trồng hút cân đối các chất dinh dưỡng, cải thiện quá trình trao đổi chất, làm tăng tỷ lệ sử dụng N; Silic có tác dụng điều tiết hút lân. Ở đất có nhiều Fe, Al di động, silic có tác dụng hấp thụ Fe, Al do đó nâng cao khả năng sử dụng lân. Silic cũng nâng cao lượng hút các nguyên tố vi lượng Mn, Zn, Cu, B… Bón silic giúp cho cây lúa cứng cáp, giữ được bộ lá xanh đậm lâu, hấp thu tốt ánh sáng, giảm tỷ lệ lúa đổ tới 65% so với đối chứng; Silic có tác dụng tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng khả năng kháng bệnh.

Nhiều ưu điểm vượt trội

Phân lân nung chảy Văn Điển là một hướng phát triển bền vững do hoàn toàn dùng nguyên liệu, nhiên liệu trong nước, thiết bị được nghiên cứu và chế tạo ở trong nước; công nghệ luôn được nghiên cứu cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất lao động, là nguồn phân nội chất lượng ngoại giá rẻ đáp ứng nhu cầu mọi mặt của bà con nông dân.

Sau nhiều năm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu của Khoa Quản lý ruộng đất và Nông hoá thổ nhưỡng (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) đã rút ra 10 đặc tính ưu việt của Lân nung chảy Văn Điển:

Chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây: Tuỳ theo mức chất lượng cần sản xuất, lân Văn Điển cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản như: P2O5 = 15-20%; MgO = 15-18%, CaO = 24-30%, SiO2 = 24-32%; ngoài ra còn có các chất vi lượng như: Fe2O3 = 4%, Mn = 0,06%, Cu = 0,02%, Mo = 0,001%, Co = 0,002%, SO3 = 0,22%, B2O3 = 800ppm, ZnO = 40-50 ppm… Tổng hàm lượng dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cây có thể hấp thụ được lên đến 95 - 98%. Đây là loại phân bón giàu chất dinh dưỡng nhất, tính theo đầu loại cũng như hàm lượng.

Vận chuyển và bảo quản dễ dàng: Lân Văn Điển không tan trong nước, không chứa axit nên không làm hỏng bao bì, phương tiện vận chuyển, kho chứa. Không mất chất khi gặp mưa, không hút ẩm, không vón cục, không chứa các chất độc cho người và động vật.

Hiệu quả ngay và lâu dài: Do chất lân, magiê, silic, canxi và các chất vi lượng đều ở dạng dễ tiêu, cây cối hút được dễ dàng nên phân lân Văn Điển có hiệu quả ngay trong vụ đầu cho tất cả các loại cây trồng và các loại đất; có thể dùng bón lót, bón thúc, chữa bệnh nghẹt rễ. Lân và các chất dinh dưỡng trung, vi lượng trong lân Văn Điển bón vào đất không bị rửa trôi, không bị sắt và nhôm tan trong dung dịch đất chuyển thành dạng khó tiêu.

Cải tạo đất chua: Lân Văn Điển có tính kiềm pH = 8 - 8,5 có chứa một lượng lớn CaO và MgO (trên 50%); như vậy bón 2 - 2,25 kg phân lân Văn Điển có tác dụng khử chua ngang bằng bón 1 kg vôi hoặc 2 kg bột đá vôi nghiền mịn.

Bón vào ruộng lúa ít rong rêu: Khi trong nước có tan nhiều lân, rong rêu phát triển mạnh lấn át cả lúa. Lân Văn Điển không tan trong nước nên ruộng ít rong rêu hơn.

Phân lân Văn Điển chứa một số chất dinh dưỡng đặc biệt, như MgO và SiO2 là 2 chất trung lượng tiêu biểu mà các loại lân khác không có. Bón đủ magie có lợi cho cây họ đậu, cây lấy dầu. Magie cũng rất cần cho cây có nhựa mủ như cây cao su, thông nhựa… Magie là thành phần phi tồn dư trong hạt, củ, quả làm cho chất lượng nông sản tăng lên. Đất nhiệt đới chua, nghèo magie, đặc biệt các loại đất xám, đất bạc màu, đất cát biển, đất nhẹ phù sa, đất đồi núi thoái hoá, đất trồng các loại cây đã bón nhiều kaly: dứa, đồng cỏ, mía, dâu tằm,… rất cần được bổ sung magie.

Lân Văn Điển làm cho đất bớt chua, mà môi trường đất chua rất thích hợp cho các loại nấm bệnh phát triển. Làm cho lá cây đứng, tạo độ thông thoáng trong đồng ruộng, hạn chế bệnh phát triển do độ ẩm trong ruộng quá cao.

Chống đổ ngã: Do chất lân (P2O5) kích thích ra rễ, chất SiO2 tạo lên xương sống cho cây lúa, đặc biệt tạo ra lớp gai lông trên thân, lá lúa, mía làm cho cây cứng, vách tế bào chắc chống lại sâu bệnh, chống đổ ngã. Đối với cây lúa: rễ lúa phát triển nhiều hơn, sâu hơn chống được đổ gốc; thân lúa cứng hơn, chống được đổ thân khi dùng phân lân Văn Điển.

Chịu được hạn: Bón phân lân Văn Điển cây hấp thụ được nhiều silic, vách tế bào có màng silic dày làm giảm sự phát tán hơi nước qua mặt lá. Rễ cây phát triển mạnh, ăn sâu giúp cây hút được nhiều nước, vì vậy có lợi cho cây trồng trên các vùng khô hạn.

Phân lân Văn Điển ngoài các dinh dưỡng đa lượng còn chứa nhiều yếu tố thiết yếu trung, vi lượng với hàm lượng vừa phải. Nếu sử dụng phối hợp khéo léo với các loại phân khác sẽ giữ được và gia tăng sự cân đối của các yếu tố dinh dưỡng trong đất, làm cho đất ngày càng tốt lên, tạo cho sản xuất nông nghiệp ổn định, bền vững.


Châu Anh