Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam cũng tăng rất nhanh, dự kiến sẽ tăng từ 25,8% (năm 2004) đến hơn 45% vào năm 2025. Ðiều này có nghĩa là nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung và gạch xây nói riêng trong những năm tới sẽ là rất lớn, dự báo đến năm 2020 sẽ vào khoảng 42 tỷ viên/năm. Trong khi đó, để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất sét, tương đương 75ha đất nông nghiệp, và 150.000 tấn than, thải ra khoảng 0,57 triệu tấn khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác, gây ô nhiễm môi trường. Nếu quy đổi số lượng gạch xây 42 tỷ viên/năm thành gạch đất sét nung thì sẽ xâm phạm vào nguồn đất canh tác, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và thải ra một lượng lớn khí thải độc hại. Trước thực tế này, việc phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN là rất cần thiết, nhằm từng bước thay thế gạch đất sét nung, hướng tới quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng phát triển bền vững.
Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010. Theo đó, mục tiêu chung của Chương trình là phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20 - 25% vào năm 2015; 30 - 40% vào năm 2020; hằng năm, sử dụng từ 15 đến 20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao...) để sản xuất VLXKN, tiết kiệm khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải; dần tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công. Theo Chương trình, sẽ có 3 chủng loại VLXKN được phát triển sản xuất và sử dụng, gồm gạch xi măng cốt liệu, gạch nhẹ và các loại gạch khác, trong đó, tỷ lệ gạch xi măng cốt liệu trên tổng số VLXKN khoảng 74% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã yêu cầu từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30% VLXKN loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1.000 kg/m3) trong tổng số vật liệu xây, đồng thời khuyến khích các công trình xây dựng sử dụng VLXKN khác có độ rỗng lớn hơn 30% và VLXKN loại nhẹ. Bộ Xây dựng cũng đã nghiên cứu ban hành nhiều chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất VLXKN. Các doanh nghiệp sản xuất VLXKN hoặc chế tạo thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất VLXKN sẽ được hưởng ưu đãi về thuế như, được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%, miễn thuế thuê đất 4 năm, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, hỗ trợ vay vốn, mặt bằng đầu tư. Các dự án chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN nhẹ và sản xuất gạch xi-măng - cốt liệu công suất từ 7 triệu viên quy chuẩn/năm trở lên còn được hưởng ưu đãi như đối với các dự án thuộc Chương trình Cơ khí trọng điểm... Bộ Xây dựng cũng có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất VLXKN bằng các giải pháp hoàn thiện công nghệ sản xuất trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong khi các công trình lớn của các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân luôn ưu tiên sử dụng gạch không nung, thì các doanh nghiệp trong nước lại e dè do những khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, do phụ thuộc vào nhiều quy định phức tạp, thiếu những quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật. Tính đến nay, cả nước có hơn 800 cơ sở sản xuất VLXKN, nhưng đa số dây chuyền mới chỉ dừng ở mức độ nhỏ, vừa, manh mún. Phần lớn, doanh nghiệp trong nước vừa sản xuất, vừa chuyển giao công nghệ nên xảy ra hiện tượng chồng chéo trong chiến lược phát triển cũng như quy mô sản xuất.
Hiện nay, tỷ lệ sử dụng VLXKN ở nước ta rất thấp, chỉ khoảng 8 - 10%, trong khi tỷ lệ này trên thế giới chiếm tới 70% thị phần. Vì vậy, việc từng bước triển khai thay thế gạch đất sét nung bằng VLXKN là rất cần thiết, vừa đón đầu xu thế phát triển chung của thị trường vật liệu xây dựng, vừa đem lại nhiều hiệu quả tích cực về mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Hy vọng, với nguồn nguyên liệu sẵn có, cùng những cơ chế chính sách ưu đãi, ngành sản xuất VLXKN Việt Nam sẽ phát triển nhanh hơn.
Toàn văn Quyết định số 567/QĐ-TTg Download
Phát triển vật liệu xây không nung - ngành công nghiệp mới nhiều tiềm năng
TCCT
Vật liệu xây không nung (VLXKN) có nhiều ưu điểm như cách nhiệt, cách âm tốt, khả năng chống thấm cao, cường độ chịu lực lớn giúp giảm nhẹ tải trọng tường xây trong công trình 40-45%, giảm kết cấu món