Đây là động thái mới nhất của Chính phủ Philippines trong việc kiểm soát áp lực lạm phát ngày càng tăng tại nước này, đặc biệt là việc giá lương thực có xu hướng tăng mạnh trong những tháng gần đây. Mức lạm phát trong tháng 5 vừa qua của Philippines đã chạm mức cao nhất kể từ hồi tháng 11/2018
Trước đó, hồi tháng 5/2021, Philippines đã hạ thuế tối huệ quốc (MFN) đối với mặt hàng gạo từ 40% xuống 35% đối với các lô hàng trong khối lượng tiếp cận tối thiểu (MAV) và từ 50% xuống còn 35% đối với các lô hàng ngoài ngưỡng MAV. Điều này giúp tất cả các quốc gia xuất khẩu gạo vào Philippines đều được hưởng mức thuế suất ưu đãi 35% trong bối cảnh nước này đẩy mạnh đa dạng hoá nguồn cung gạo.
Giới quan sát cho biết thông thường Philippines ít khi nhập khẩu gạo từ Ấn Độ nhưng với động thái gia hạn thuế suất ưu đãi thì Philippines có thể đang hướng đến các nguồn cung gạo có giá cạnh tranh hơn so với Việt Nam và Thái Lan – hai quốc gia cung ứng gạo lớn nhất hiện nay cho Philippines. Trong tháng 5 vừa qua, giá gạo tại Ấn Độ đã có lúc chạm mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Philippines hiện là quốc gia nhập khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo Philippines sẽ cần nhập khẩu 2,8 triệu tấn gạo trong niên vụ 2022/2023 nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung từ thị trường nội địa. Dữ liệu của Chính phủ Philippines cho thấy gạo từ Việt Nam hiện đang chiếm tới trên 80% tổng lượng gạo được Philippines nhập khẩu hàng năm.
Vừa qua, Philippines cũng giảm mạnh thuế suất thuế nhập khẩu ngô từ mức 35% - 50% xuống còn 5% - 15% và có hiệu lực cho đến cuối năm nay; thuế suất thuế nhập khảu các sản phẩm từ thịt lợn giảm từ mức 30% - 40% xuống còn 15% - 25% cho đến cuối năm nay. Đồng thời, nước này cũng tạm ngưng việc áp thuế suất 7% thuế nhập khẩu than để đảm bảo nguồn cung năng lượng.