Tháng cô hồn được bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc. Người dân Trung Hoa quan niệm, tháng cô hồn bắt đầu từ ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ bắt đầu mở cửa Quỷ Môn Quan cho những vong hồn trở về dương gian.
Đúng đêm 14/7 âm lịch, cánh cửa sẽ đóng lại. Vào khoảng thời gian này, người dương nên cúng cháo, gạo,... để những vong hồn đói khát không làm phiền cuộc sống của mình.
Trong quan điểm của Phật giáo Việt Nam, không có tháng cô hồn mà Rằm tháng 7 là để tri ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ, trên tinh thần của Phật giáo là yêu thương muôn loài. Khi cúng, người ta cúng cả những cô hồn, mồ mả, không con cháu hương hỏa.
Trao đổi với báo chí, chuyên gia phong thủy Lương Ngọc Huỳnh chia sẻ, trong nghi lễ thần tiên và đạo giáo, có hình thức mở kho âm phủ vì thế có tục đốt vàng thuyền, vàng thỏi, không phải đốt mã để dâng lên cho gia tiên.
Ngày nay, ngoài giấy tiền vàng như trước kia thì nhiều người còn săn lùng những đồ hiện đại như: iPhone, iPad, siêu xe, biệt thự... để đốt cho người cõi âm. Những mặt hàng không chỉ dừng lại ở vài tập tiền âm phủ đơn giản như trước, càng ngày mẫu mã càng đa dạng. Không khó để kiếm một chiếc váy Guci, chiếc ipad, chiếc iphone XS mới nhất hay khổng lồ hơn là ô tô, biệt thự…
Theo chuyên gia, "người chết đi lại bằng thông linh, bằng linh thức chứ không phải di chuyển bằng phương tiện vật dụng như chúng ta… Nên khi chúng ta cúng cầu nguyện phát ra, gia tiên đã linh thông rồi chứ không phải gia tiên lúc đó mới đi đò, đi thuyền hiện hữu. Như vậy chỉ cần dứt lời cầu cúng, gia tiên đã thụ hưởng bằng thần thức. Do vậy, nghi lễ cúng không cần cầu kỳ kéo dài nhiều giờ đồng hồ".
"Trong ngày Rằm tháng 7 này, các gia đình chỉ cần chuẩn bị chu đáo mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính, đốt chút thuyền vàng, thỏi vàng chứ không nên lãng phí đốt hàng mã quần áo, mũ mão, ngựa xe... Và muốn thành tựu mùa Vu Lan báo hiếu, điều quan trọng nhất là con cháu hiếu thảo thực hành những việc hiếu hạnh phụng dưỡng cha mẹ, ông bà đang còn sống, và phát nguyện hồi hướng công đức cho họ khi đã khuất. Nếu không làm được việc đó, thì việc đi lễ chùa, mâm cao cỗ đầy, dâng cúng vàng mã chỉ mang tính hình thức, tốn kém thời giờ và tiền của", ông Huỳnh chia sẻ.
Nguồn gốc của lễ Vu lan báo hiếu được xuất phát từ sự tích của Phật giáo. Theo sách Phật ghi chép lại, Đệ tử đức Phật Thích ca là Mục Kiền Liên - là đệ tử thần thong nhất với nhiều những thuật biến hóa và hoàng pháp tế độ chúng sinh.
Thương xót mẹ ở chốn địa ngục phải chịu cảnh đày ải khổ sở, đói khát. Theo lời đức Phật, Ngài đã đem hết của cải trong nhà cũng mời các vị chư tăng mười phương. Được sự giúp đỡ, đồng tâm hiệp lực của các chư tăng lập đàn cầu siêu tế độ giúp cho bà siêu thoát được.
Bởi thế cứ hễ đến ngày rằm tháng 7, người dân thường đến chùa chiền tham dự ngày lễ báo hiếu cha mẹ.