Siemens Mobility đạt thỏa thuận cung cấp hệ thống đường sắt cao tốc lớn thứ sáu trên thế giới tại Ai Cập

Mới đây, Siemens Mobility đã cùng các đối tác gồm liên danh Orascom Construction và The Arab Contractors ký hợp đồng với Cơ quan Quốc gia về Đường hầm của Ai Cập (NAT) - Cơ quan chính phủ thuộc quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tải Ai Cập, để tạo ra hệ thống đường sắt cao tốc lớn thứ sáu trên thế giới.

Cụ thể giá trị phần hợp đồng của Siemens Mobility là 8,1 tỷ EUR, bao gồm hợp đồng ban đầu trị giá 2,7 tỷ EUR cho tuyến đầu tiên (ký vào ngày 1 tháng 9 năm 2021) Siemens Mobility cung cấp 41 đoàn tàu cao tốc 8 toa Velaro, 94 đoàn tàu vùng 4 toa sức tải cao Desiro và 41 đầu máy vận chuyển hàng hóa Vectron.

Mạng lưới đường sắt cao tốc siêu hiện đại này dài 2.000 km sẽ kết nối 60 thành phố trong cả nước, với các đoàn tàu có thể chạy với vận tốc lên tới 230 km/h. Điều này có nghĩa khoảng 90% người dân Ai Cập sẽ được sử dụng hệ thống đường sắt hiện đại, an toàn và tích hợp này.

Với việc lắp đặt mạng lưới đường sắt cao tốc này, Tập đoàn liên doanh sẽ trực tiếp tạo ra đến 40 nghìn việc làm ở Ai Cập, thêm 6.700 việc làm tại các nhà cung cấp của Ai Cập và sẽ tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm nữa một cách gián tiếp thông qua việc Ai Câp sẽ phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn.

hình ảnh về hệ thống đường sắt tại Ai Cập
Triển khai theo phương thức Hợp đồng chìa khóa trao tay, Hệ thống này sẽ bao gồm công nghệ cơ sở hạ tầng đường sắt tiên tiến nhất, tám ga nghỉ hậu cần & bãi cùng hợp đồng bảo trì trong 15 năm

Trong đó, Siemens Mobility sẽ cung cấp các sản phẩm và nền tảng kỹ thuật số mới nhất của mình nhằm tối ưu hóa hoạt động trên toàn mạng lưới cho tàu hỏa, cơ sở hạ tầng đường sắt và các hệ thống phụ. Ứng dụng kỹ thuật số Railigent sẽ được sử dụng để cung cấp khả năng quản lý và bảo trì tài sản toàn diện nhằm đảm bảo tính khả dụng cao nhất.

Ga nghỉ hậu cần được số hóa sẽ cho phép các quy trình được liền mạch từ xác định vấn đề đến sửa chữa. Các giải pháp Bán vé tự động, Nhà ga Số hóa và Quản lý điện sẽ giúp đáp ứng những thách thức xung quanh vấn đề công suất và hiệu quả tại các nhà ga.

Với Dự án này Tổng thống Ai Cập, Ngài Abdel Fattah El-Sisi, cho biết: “Mạng lưới xe lửa điện khí hóa mới củng cố mối quan hệ hợp tác thành công giữa Ai Cập và Đức trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và sẽ là biểu tượng cho hệ thống giao thông vận tải của Ai Cập, đánh dấu sự khởi đầu một kỷ nguyên mới cho hệ thống đường sắt ở Ai Cập, Châu Phi và Trung Đông.”

Ông Roland Busch, Chủ Tịch Kiêm Tổng Giám Đốc Siemens AG, phát biểu “Cơ hội cung cấp cho Ai Cập một hệ thống giao thông hiện đại, an toàn và chi phí hợp lý góp phần thay đổi cuộc sống hàng ngày cho hàng triệu người Ai Cập, tạo ra hàng nghìn việc làm tại địa phương và giảm lượng khí thải CO2 trong giao thông vận tải, là một vinh dự đối với chúng tôi. Không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn giúp Ai Cập có một bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực vận tải đường sắt. Với công nghệ mới nhất của chúng tôi về đầu máy toa xe, hệ thống thông tin tín hiệu và dịch vụ bảo trì, Ai Cập sẽ có mạng lưới đường sắt cao tốc hiện đại nhất và lớn thứ sáu trên thế giới. Ngoài ra, đây còn là hợp đồng có giá trí lớn nhất trong lịch sử của Siemens!”

Ông Michael Peter, Tổng Giám Đốc Siemens Mobility thì cho biết: “Dự án giao thông bước ngoặt này thực sự mang tính lịch sử đối với cả Ai Cập và Siemens và chúng tôi rất vinh dự được hợp tác với Bộ Giao thông vận tải để hoạch định tương lai của ngành giao thông vận tải ở Ai Cập. Mạng lưới đường sắt cao tốc dài 2.000 km sẽ kết nối 60 thành phố và cho phép vận hành khoảng 500 triệu hành trình mỗi năm. Nó sẽ kết nối đất nước hơn bao giờ hết, góp phần chống ô nhiễm và cảnh báo toàn cầu, đồng thời chứng minh một phương thức hiệu quả và đáng tin cậy trong vận tải hàng hóa. Cùng với các đối tác của mình, chúng tôi sẽ phát triển từ con số 0 một mạng lưới đường sắt hiện đại và hoàn chỉnh, đưa ra kế hoạch chi tiết cho khu vực về cách lắp đặt một hệ thống giao thông tích hợp, bền vững và hiện đại.”

Mạng lưới tốc độ cao của Ai Cập sẽ bao gồm ba tuyến: “Kênh đào Suez trên đường ray” (tuyến này dài 660 km nối các thành phố cảng Ain Sokhna trên Biển Đỏ với Marsa Matrouh và Alexandria trên Địa Trung Hải); Hai tuyến hai và ba vừa ký kết ngày 28/5/2022.

Trong đó Tuyến thứ hai sẽ dài khoảng 1.100 km và chạy giữa Cairo và Abu Simbel gần biên giới Sudan, kết nối siêu thành phố này với các trung tâm kinh tế đang phát triển ở phía nam (sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các cộng đồng trên và dưới sông Nile…). Tuyến thứ ba có chiều dài 225 km sẽ kết nối các địa điểm khảo cổ di sản thế giới ở Luxor với Hurghada gần Biển Đỏ…

Việc chuyển đổi giao thông sang vận chuyển bằng tàu hỏa, mạng lưới điện khí hóa sẽ cắt giảm hoàn toàn 70% lượng khí thải carbon so với vận chuyển bằng ô tô hoặc xe buýt hiện nay, góp phần thêm cho nỗ lực của Ai Cập trong việc chuyển đổi giao thông sang hình thức bền vững hơn. Orascom Construction, The Arab Contractors và Siemens Mobility sẽ cung cấp các dịch vụ chìa khóa trao tay toàn diện bao gồm thiết kế, lắp đặt, chạy thử và bảo trì toàn bộ hệ thống trong vòng 15 năm.

Pvi