Trong khi thị trường giao dịch các kim loại quý gần đây đã dao động mạnh do các nhà giao dịch lo ngại về khả năng cắt giảm chương trình mua trái phiếu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và mức lãi suất liên ngân hàng của Trung Quốc nằm ở mức cao, thì các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm lại chỉ quan tâm đến sự biến động của đồng Đô la Mỹ. Tất cả mọi sự đi lên hay giảm xuống của thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa đều tùy thuộc vào sự biến động giữa đồng USD với các đồng tiền mạnh khác như đồng Euro và đồng Yên Nhật.
Hiện tại, các dấu hiệu đều cho thấy đồng USD đang hướng đến một chu kỳ giảm mới do đồng Euro và đồng Yên Nhật đang có dấu hiệu tăng trở lại; qua đó các loại hàng hóa được định giá bằng USD như các loại chứng khoán, dầu thô và giá vàng sẽ tăng cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu do:
Thứ nhất, FED đang tỏ ra các dấu hiệu cho thấy sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất trong ngắn hạn ở mức gần bằng 0% nhằm bù lại khả năng cắt giảm chương trình mua trái phiếu (hay QE 3) trị giá 85 tỷ USD/tháng vào cuối năm nay. Các quan chức của FED đang gia tăng lo ngại mức lạm phát thấp kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến phục hồi kinh tế do đó sẽ tiếp tục bơm tiền với chi phí thấp vào nền kinh tế cho đến khi nào mức lạm phát đạt mục tiêu 2%.
Thứ hai, cả nền kinh tế Châu Âu và Nhật Ban đang cho thấy những dấu hiệu rõ ràng của sự phục hồi. Tại Châu Âu, sự phục hồi này được thể hiện rõ tại Tây Ban Nha và Ý. Các hoạt động sản xuất gia tăng tại Tây Ban Nha cho thấy rằng nước này đã thoát khỏi suy thoái kinh tế. Niềm tin của người tiêu dùng và các doanh nghiệp tại Ý trong tháng 7 vừa qua đã tăng cao vượt dự đoán nhờ kỳ vọng nền kinh tế Ý sẽ tăng trưởng trở lại. Gần đây, hạ viện Ý cũng đã thông qua gói kích thích kinh tế, bao gồm việc hạ thấp cắt giảm chi tiêu quản lý và tăng chi tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tại Nhật Bản, niềm tin kinh tế đã tăng mạnh; giảm phát giờ đã nhường chỗ cho lạm phát, tiền lương và mức chi tiêu của người dân Nhật đã tăng lên. Ngay cả thị trường bất động sản của Nhật vốn đã rơi vào trạng thái ngưng trệ, giờ đây cũng đang dần cho thấy các dấu hiệu cải thiện với doanh số căn hộ bán ra đạt mức cao nhất kể từ năm 2008; doanh số bán căn hộ cao cấp có mức tăng tốt nhất kể từ đầu năm 2011.
Thứ ba, hoạt động bán khống đồng Yên Nhật và bán khống vàng đã dần trở nên phổ biến kể từ tháng 9/2012. Việc các nhà đầu tư gia tăng việc sử dụng loại hình bán khống cùng với những biến động của cả đồng Yên và giá vàng, có thể khiến giá vàng tăng cao hơn trong thời gian ngắn và tạo áp lực khiến đồng USD giảm xuống.
Thứ tư, “cuộc chiến” ngân sách tại Mỹ sẽ bắt đầu diễn ra trong đầu tháng 9 tới, vấn đề ngân sách cho năm 2014 và việc nâng trần nợ công của nước Mỹ sẽ được đem ra thảo luận. Cả hai chính đảng Dân Chủ và Công Hòa của Mỹ sẽ giữ vững lập trường về các vấn đề tài chính, chính sách “bên miệng hố chiến tranh” sẽ được cả 2 bên áp dụng cho đến khi nào thống nhất được quan điểm về vấn đề ngân sách. Một cuộc chiến ngân sách nổ ra sẽ khiến nền kinh tế Mỹ trở nên bất ổn hơn và các nhà đầu tư sẽ nhanh chóng tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn cho tài sản của mình.
Cuối cùng, khả năng lạm phát tăng lên sẽ khiến đồng USD giảm xuống. Tỷ lệ lạm phát trong năm vừa qua đã được giữ ở mức thấp trong bối cảnh giá dầu thô giảm xuống sau khi tăng cao vào đầu năm 2012. Theo các chuyên gia phân tích tại ngân hàng Bank of America Merrill Lynch cho biết các áp lực khiến giá hàng hóa tăng đang gia tăng trên toàn cầu, từ giá thịt lợn tăng cao hơn ở Trung Quốc đến giá nhiên liệu leo thang tại Indonesia và nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản nhằm đạt mục tiêu lạm phát. Khi giá cả hàng hóa tăng cao sẽ tạo áp lực giảm giá lên đồng USD.
Đồng USD giảm giá sẽ giúp giá các loại hàng hóa được định giá theo USD tăng lên, đặc biệt là giá vàng và bạc. Giá hai kim loại này vốn đã giảm kể từ tháng 9 năm ngoái do mức lạm phát thấp và đồng USD lên giá.
Sự biến động của các kim loại quý phụ thuộc vào đồng Đô la Mỹ
TCCT
Theo các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm, biến động của đồng Đô la Mỹ (USD) có ảnh hưởng mạnh đến sự lên xuống giá của các kim loại quý. Hiện nay có một vài minh chứng cho thấy đồng USD đang tiếp tục một