Chạy dọc con đường ven đê sông Hồng, vượt qua khu Ecopark hiện đại, sang trọng là làng nghề gốm Bát Tràng truyền thống, nơi lưu giữ những tinh hoa, tâm hồn của dân tộc. Gốm Bát Tràng là sự sáng tạo của con người, của đôi tay nghệ thuật cùng với lòng say mê tột độ... Tất cả hoà quyện vào nhau để tạo nên một loại sản phẩm gốm đặc biệt, hài hòa về bố cục, màu sắc thanh nhã.
Bát Tràng - nơi lưu giữ nghề gốm cổ truyền, lâu đời nhấtDọc lối vào chợ gốm bày la liệt các mặt hàng gốm sứ, từ bình dân đến cao cấp, từ những chiếc chén sứ cổ xưa đến những chóe được điêu khắc hiện đại. Trong câu chuyện bên quán giải khát đầu làng, tôi may mắn được tiếp xúc với nghệ nhân Trần Độ - người được mệnh danh ông “Vua” của các loại men gốm. Trong gia tài của nghệ nhân Trần Độ đến nay, đã có được trên 70 bài men cổ, bao gồm: men lam, men rau, men đá, men chảy, men nâu, men đen...
Quanh những con ngõ nhỏ là nhiều xưởng gốm tư nhân có những giàn phơi gốm mini thú vị, đầy sức hútTường phơi than của người dân Bát Tràng là bối cảnh lạ để ghi lại những bức ảnh đẹp
Chia sẻ về chuyện làng nghề, giọng ông hào sảng: “Nghề gốm của làng sẽ không bao giờ bị mai một, người đi trước truyền dạy lại cho người đi sau; người đi sau phải có trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống. Trong làng có rất nhiều cháu đã đỗ đạt và đi học Đại học, Cao đẳng, thế nhưng, không hiếm trường hợp các bạn học xong lại quay về làm kinh tế với nghề truyền thống. Đó là niềm tự hào và vinh dự của làng gốm Bát Tràng”.
Nghệ nhân Trần Độ và bình gốm tráng men nâu vừa ra lòRời quán nước đầu làng, chúng tôi đến gặp doanh nhân trẻ Trần Dương Quý, người được mệnh danh “Kỹ sư Công nghệ thông tin bỏ lương nghìn đô về phụ vợ bán gốm Bát Tràng”. Lý giải về danh xưng kia, anh cười bảo, mục đích lớn nhất là quảng bá, đẩy mạnh thương hiệu gốm Bát Tràng, hướng tới mục tiêu “Mỗi gia đình Việt Nam có ít nhất một sản phẩm gốm Bát Tràng trong nhà”.
Anh Trần Dương Quý - một trong những người đầu tiên kinh doanh gốm Bát Tràng onlineĐể thực hiện mục tiêu đó, anh Trần Dương Quý đã lập ra trang Facebook “Bát Tràng online” để quảng bá sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Với hình thức này, người tiêu dùng có thể tương tác với doanh nghiệp một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Mỗi ngày tính trung bình anh nhận được hơn 100 đơn hàng, trong đó 70% là khách đặt qua Facebook. Anh chia sẻ, mọi thông tin về sản phẩm từ quy trình sản xuất đến khi ra lò anh đều cập nhật thường xuyên trên trang facebook Bát Tràng online, vừa để quảng bá hình ảnh, vừa tạo độ tin cậy về chất lượng cho khách hàng. Anh tâm sự, để nghề gốm Bát Tràng phát triển cần tập trung phát triển mẫu mã, nâng cao tay nghề người lao động, tạo ra những sản phẩm gốm tinh tế, đáp ứng được thị hiếu khách hàng.
Chợ gốm Bát Tràng là nơi trưng bày, bày bán nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ về gốm sứ từ bình dân tới cao cấp. Từ những đồ trang trí mĩ nghệ đẹp mắt đến mặt hàng đồ thờ cúng, từ tiểu cảnh non bộ cho đến những món đồ lưu niệm, cốc chén và các món bát đĩa bình dânLàng nghề gốm Bát Tràng giờ đây luôn tấp nập, nhộn nhịp bởi sự ghé thăm của nhiều du khách, cả trong và ngoài nước, đặc biệt là lớp trẻ. Không những vậy, sự liên kết giữa các thế hệ làm gốm nơi đây luôn là nguồn cảm hứng để du khách tìm đến, một làng nghề thân, quen, gần gũi, mang đậm những giá trị văn hóa truyền thống.