Bộ ảnh nghệ thuật về làng nghề gạch xây dựng huyện Mang Thít - tỉnh Vĩnh Long

Nếu nói Vĩnh Long được mệnh danh là xứ sở miệt vườn, quanh năm cây trái xum xuê thì xem ra còn thiếu, nếu như chúng ta không một lần ghé thăm dòng sông Cái Nhum thuộc huyện Mang Thít để xem “làng nghề

Từ trên cao nhìn xuống, dải lò tựa như Kim Tự Tháp thu nhỏ.

Vất vả nhất có lẽ là khâu xây lò. Dưới cái nắng mùa hè như lửa đốt, người thợ phải tỉ mỉ sắp xếp từng viên gạch thẻ theo kiến trúc hình tròn cao hơn 10m.

Với góc độ này chúng ta không thể không liên tưởng đến những chú ong vò vẽ đang ngày đêm xây tổ.

Chất liệu để kết dính từng viên gạch lại với nhau không phải là xi măng trộn cát, mà là đất mùn trộn với cát sông hoà quyện với nước cho thật nhão.

Đây là khâu in gạch, gạch được in bằng đất sét. Trước đây, muốn in được viên gạch người ta phải huy động hàng chục người, ngày nay họ thiết kế máy in gạch hiện đại, nhỏ gọn, chi phí thấp, hiệu quả cao mà chỉ cần 3 – 4 người là có thể làm được.

Nhiên liệu (chất đốt) chủ yếu là trấu được đưa về từ các vùng miền khác để cung cấp cho hàng nghìn miệng lò đang háo đói.

Mỗi miệng lò có khi phải đốt suốt 1 tháng, cho nên họ phải dùng nhiên liệu chủ yếu là trấu, bởi vì chi phí thấp hơn so với các nhiên liệu khác. Cho đến hôm nay vẫn chưa có nguồn nhiên liệu nào thay thế trấu cho đỡ tốn kém hơn.

Đây là khâu “bít đọt lò”. Sau khi gạch sống đã chất vào lò đủ số lương thì người thợ phải trèo lên ngọn lò để khâu vá cho thật kín phần trên ngọn, chuẩn bị cho công đoạn đốt lò.

Sau khi được đun luyện 1 tháng, gạch đã chín đỏ, đủ tiêu chuẩn chất lượng màu sắc thì đến khâu “ra lò”. Ngày nay, gạch đã được chuyển ra bằng phương tiện máy móc, nhanh hơn, an toàn hơn, ít tốn kém nhân lực và sức khỏe hơn.

Hai bên dòng kênh luôn nhộn nhịp, ghe tàu tấp nập vận chuyển gạch đi khắp mọi vùng miền tổ quốc, đưa gạch đi xây dựng những công trình to đẹp, góp phần tạo cho quê hương đất nước giàu đẹp, người người ấm no hạnh phúc.!

  • Tags: