Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh năm 2008

Hai đầu tầu tăng trưởng GDP vẫn ở mức cao hơn 1,5 lần bình quân cả nước,cũng là nơi có mức vốn đầu tư toàn xã hội khá cao. Tổng mức bán lẻ ở TP.HCM là 232.548 tỷ đồng, cả hai thành phố chiếm đến 40% t

Tình hình kinh tế - xã hội Hà Nội năm 2008

Năm 2008, năm bản lề thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 và thực hiện chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Thành phố Hà Nội năm 2008 đã đạt được những kết quả đáng kể với tốc độ phát triển so với năm trước đạt ở mức độ khá: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 10,58%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,8%, tổng mức bán lẻ tăng 31,2%, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 35,5%, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 19,3%, các mặt văn hoá, xã hội, trật tự an toàn được duy trì ổn định.

Dự kiến cả năm 2008, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 10,58% so năm 2007, trong đó ngành công nghiệp mở rộng tăng 11,7% (đóng góp 5,02% và mức tăng chung), các ngành dịch vụ tăng 10,8% (đóng góp 5,36% vào mức tăng chung) và ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 2,7% (đóng góp 0,2% và mức tăng chung).

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố tăng 12,8% so năm 2007, trong đó kinh tế nhà nước tăng 1,4% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 2%, kinh tế Nhà nước địa phương giảm 0,5%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 18,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,5%.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương đạt  6385,86 tỷ đồng bằng 63,9% kế hoạch cả năm. Ước tính cả năm 2008, Hà Nội thu hút được khoảng 300 dự án (giảm 17,8% so năm 2007), với vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 5 tỷ USD (tăng 53,3%); trong đó cấp mới 270 dự án (giảm 19,6%), với vốn đầu tư ước tính 4,4 tỷ USD (tăng 54,9%), bổ sung tăng vốn 30 dự án (tăng 3,4%) với khoảng 0,6 tỷ USD (tăng 42,2%). Dự kiến vốn đầu tư xã hội năm 2008 là 97.697 tỷ đồng, tăng 19,3% so năm 2007, trong đó vốn đầu tư Nhà nước giảm 22,1%, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước tăng 12,9%, vốn đầu tư của kinh tế ngoài Nhà nước tăng 29,2%, dân tự đầu tư tăng 37,9% và vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,1%.

Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước tăng 28,2% so với năm 2007, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 31,2%. Dự kiến cả năm 2008, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 35,5% so với năm 2007, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 25,2%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội dự kiến cả năm 2008 tăng 26,8% so với năm 2007, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 23,1%, máy móc thiết bị phụ tùng tăng 20,6%, vật tư nguyên liệu tăng 29,3%.

12 tháng năm 2008, khách Quốc tế đến Hà Nội là 1255 ngàn lượt khách, giảm 2,8% so cùng kỳ; khách nội địa là 6595 ngàn lượt khách, tăng 14,1%; doanh thu du lịch đạt 10 135 tỷ đồng tăng 28,5% so với năm 2007.

So với năm 2007, trên địa bàn Thành phố khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 25,8%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 10,3%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 36,4%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 16,5%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 17,7%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 28,6%.

Cả năm 2008, giá trị tem thư, tem máy là 38 tỷ đồng, tăng 7,1% so với năm 2007, bưu phẩm chuyển phát nhanh là 22 tỷ đồng, giảm 16,6%, doanh thu đạt 901 tỷ đồng, tăng 11,3%. Số lượng thuê bao thu cước tăng thêm là 221 ngàn thuê bao điện thoại (trong đó 68% thuê bao di động), 102 ngàn thuê bao internet. Doanh thu ước tính đạt 2560 tỷ đồng, tăng 12% so năm 2007.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng mười hai năm 2008 so tháng trước giảm 1,3%. Dự kiến chỉ số giá tiêu dùng 12 tháng năm 2008 so 12 tháng năm 2007 tăng 22,92%, chỉ số giá vàng tăng 32,72%, chỉ số giá Đôla Mỹ tăng 3,25%.

Tổng diện tích lúa mùa toàn thành phố là 100.512 ha bằng 99,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến thời điểm 1 tháng 10 năm 2008, tổng đàn trâu có 28,9 ngàn con, giảm 1,35% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò có 207.367 con, giảm 11,51% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 6.860 tấn tăng 22,28% so với năm trước. Đàn bò sữa tăng 1,88% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng sữa tươi đạt 11.301 lít tăng 29,02%. Số đầu con 1,67 triệu con, tăng 1,89%; số con xuất chuồng đạt 4,03 triệu con tăng 17,74%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 276,3 ngàn tấn tăng 20,21%. Chăn nuôi gia cầm phát triển tương đối ổn định, tổng đàn gia cầm là 15,7 triệu con, tăng 6,54% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đàn gà nuôi đạt 11,18 triệu con chiếm 71,21% tổng đàn và tăng 7,39%. Sản lượng thịt gia cầm giết bán trong năm đạt 36,42 ngàn tấn, tăng 7,15%; sản lượng trứng các loại đạt 408,5 triệu quả, tăng 2,86%.

Năm 2008, trồng mới và trồng bổ sung được 250 ha rừng, Sản phẩm lâm nghiệp ước tính thu hoạch trong năm: Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 6.665 m3; sản lượng củi 40.815 Ster; sản lượng tre, luồng, vầu 2.830 ngàn cây.

Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn thành phố là 18.045 ha, tổng số lồng, bè nuôi thuỷ sản là 379 chiếc. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong năm là 34.746 tấn bằng 88,7% so với năm 2007, trong đó sản lượng cá là 34.717 tấn. Sản lượng khai thác thuỷ sản trong năm là 3.022 tấn tăng 22,35% so với năm 2007, trong đó cá 1.874 tấn. Số hộ đánh bắt thuỷ sản 2.757 hộ, số lao động đánh bắt thuỷ sản năm 2008 là 3.858 người.

So với năm 2007, giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng 6,68%, trong đó: trồng trọt tăng 3,48%, chăn nuôi tăng 13.85%, dịch vụ nông nghiệp giảm 2,84%, thuỷ sản giảm 14,01% và lâm nghiệp giảm 5,04%. Sản lượng thóc đạt 1.177.440 tấn (tăng 6,21% so năm 2007), ngô đạt 108.271 tấn (tăng 13,79%), rau các loại đạt 489.617 tấn (tăng 2.39%), đỗ tương đạt 43.799 tấn (giảm 19,35%), lạc đạt 15.442 tấn (tăng 6,16%) trên diện tích: lúa 206.088 ha (giảm 1,28%), ngô 25.493 ha (tăng 5,63%), rau các loại 28.433 ha (giảm 0,21%), đỗ tương 34.736 ha (giảm 2,19%), lạc 8.331 ha (tăng 0,3%).

Dự kiến năm 2008, dân số trung bình toàn thành phố Hà nội là 6.293,7 ngàn người, tăng 2,24% so năm 2007.

Hiện nay, ngành giáo dục mầm non Hà Nội có 767 trường (công lập 300 trường), 11.174 lớp (2.943 lớp nhà trẻ và 8.231 lớp mẫu giáo), 282.813 cháu (62.460 cháu nhà trẻ, 233.990 cháu mẫu giáo). Giáo dục tiểu học có 674 trường (công lập 653 trường), 13.253 lớp và 411.548 học sinh với công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi được duy trì với hiệu quả cao, huy động 99% trẻ trong độ tuổi vào lớp 1. Giáo dục trung học cơ sở có 584 trường (579 trường công lập), 9.362 lớp và 345.711 học sinh. Số học sinh tuyển mới vào lớp 6 năm học 2008-2009 là 82.086 học sinh. Giáo dục trung học phổ thông có 182 trường (104 trường công lập), 5.008 lớp và 226.502 học sinh, số học sinh tuyển mới vào lớp 10 năm học 2008-2009 là 75.676 học sinh.

Số đơn vị ngành y tế gồm 86 đơn vị với 45 đơn vị tuyến thành phố (26 bệnh viện, 17 trung tâm chuyên khoa, 1 trường cao đẳng y tế, 1 chi cục dân số – kế hoạch hoá gia đ́nh), 41 đơn vị tuyến quận huyện (29 trung tâm y tế dự pḥòng, 12 bệnh viện) và 577 đơn vị tuyến xã - phường - thị trấn (toàn thành phố có 2 xã chưa có trạm y tế là xã Phú La - Hà Đông và xã Chi Đông – Mê Linh).

Từ đầu năm 2008, đã xảy ra 2 đợt dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm với tổng số người mắc bệnh là 2.284 người, trong đó 263 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả, xảy ra trên 26 quận huyện. Số người mắc dịch sốt xuất huyết là 123 người. Tính đến 15 tháng 11 năm 2008, luỹ tính số người nhiễm HIV-AIDS là 17.389 người, số người chuyển sang AIDS là 4.659 người, số người tử vong là 2.793 người.

Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn trong thời gian gần đây diễn biến theo chiều hướng tốt: số vụ tai nạn giao thông xảy ra trong 11 tháng 2008 là 920 vụ (giảm 8% so cùng kỳ năm trước) làm chết 693 người (giảm 3%) và làm bị thương 492 người (giảm 36%).

Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước tính cả năm 2008 đạt 67.430 tỷ đồng vượt 12% dự toán năm, trong đó thu nội địa là 54.420 tỷ đồng vượt 12,2% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2008 là 20.499 tỷ đồng, vượt 3,1% dự toán, trong đó chi thường xuyênlà 9.247 tỷ đồng, vượt 16,6% dự toán, chi xây dựng cơ bản là 9.065 tỷ đồng, chỉ đạt 89,8% dự toán.

Tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng 12 năm 2008 là 428.092 tỷ đồng, tăng 6,45% so tháng trước và tăng 10,6% so cùng kỳ năm trước, trong đó tiền gửi dân cư tăng 15,34% và 15,8%, tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng 0,3% và 7,01%. Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng 12 năm 2008 đạt 258.869 tỷ đồng, tăng 23,48% so tháng trước và tăng 27% so cùng kỳ năm trước, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 19,81% và 25,03%, dư nợ trung và dài hạn tăng 29,22% và 30,09%.

Nguồn: Trích báo cáo Cục Thống kê Hà Nội

 

 

 

 

Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh năm 2008

Năm 2008, cũng giống như các địa phương khác trong nước, trên địa bàn thành phố có nhiều tác động bất lợi ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội. Do vậy, tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế năm 2008 ước đạt 289.550 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2007, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2003  đến nay. Sự chuyển dịch cơ cấu của các thành phần kinh tế rõ nét nhất với tốc độ tăng của kinh tế ngoài nhà nước là 13,8% (cao nhất trong 3 khu vực) đã đưa cơ cấu của khu vực này từ 50,8% trong năm 2007 lên 51,4% trong năm 2008 vì vậy GDP của khu vực kinh tế trong nước cũng tăng từ 77,6% lên 80,1%. Trong 10,7% tăng trưởng chung của năm: khu vực dịch vụ đóng góp 6,55%; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,10%; và khu vực nông, lâm, thủy sản 0,02%.

Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm ước đạt 410.273 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2007, là mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, riêng so với năm 2007 giảm tới 2 điểm phần trăm (năm 2007 tăng 14,1%). Khu vực nhà nước có mức tăng thấp nhất (+4,4%) nhưng cao hơn năm 2007 (công nghiệp nhà nước năm 2007 giảm 9,2% do có nhiều doanh nghiệp lớn chuyển sang cổ phần); mức tăng khu vực ngoài nhà nước là 10,7% (năm 2007 tăng 29,6%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,9% (năm 2007 tăng 19,4%). Có 24/27 ngành sản xuất tăng, trong đó 11 ngành tăng cao hơn mức bình quân chung.

Giá trị sản xuất xây dựng cả năm ước đạt 62.273 tỷ đồng, tăng 21,3% so năm 2007 (mức tăng theo giá thực tế, chưa loại trừ yếu tố giá), thấp hơn nhiều so với mức tăng 38,6% của năm 2007. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 12.259 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 19,7% tăng 32,1% là thành phần tăng cao nhất; kinh tế ngoài nhà nước đạt 44.928 tỷ đồng, chiếm 72,1% và tăng 19,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5.089 tỷ đồng, chiếm 8,2% tăng 12,8%.

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2008 theo giá thực tế là 7.365,2 tỷ đồng, theo giá so sánh là 3.118,6 tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm trước (năm 2007 tăng 5,0%). Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 đạt 5.642,5 tỷ đồng theo giá thựh tế, tăng 7,9% so với năm 2007, trong đó mức đóng góp của ngành trồng trọt 2,1%, ngành chăn nuôi 5,0% và dịch vụ nông nghiệp 0,8%. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 47.056 ha, giảm 5,4% so với năm trước. Đến thời điểm 1/10/2008, trên địa bàn thành phố có 3.970 con trâu (bằng 82,6% năm 2007); 105.985 con bò (bằng 106,6%) và 286.499 con lợn (bằng 77,9%).

Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế đạt 71,3 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm trước, giá trị hoạt động trồng, nuôi rừng năm nay chỉ bằng 31,8% năm trước. Giá trị sản xuất thủy sản 1.651,4 tỷ đồng, giảm 8,6% so với năm trước, trong đó giá trị nuôi trồng chiếm 82,6%, giảm 7,9%, giá trị khai thác chiếm 13,3%, giảm 11,8%. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2008 đạt 9340 ha, giảm 5,2% so với năm 2007. Sản lượng thủy sản cả năm ước đạt 42.218 tấn, giảm 23,6% so với năm trước, trong đó, sản lượng nuôi trồng 27.814 tấn thủy hải sản các loại.

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn năm 2008 ước thực hiện 115.246 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 21,2%; vượt 18,2% kế hoạch năm và bằng 39,8% GDP. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn 12 tháng ước thực hiện 91.012 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đạt 121,1%; so với năm trước tăng 22,3%.

Tính đến ngày 15/12/2008, có 505 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng ký 8.252,2 triệu USD, vốn bình quân mỗi dự án đạt 16,3 triệu USD. So với cùng kỳ số dự án được cấp phép tăng 9,8% (+ 45 dự án), vốn đầu tư tăng gấp 3,6 lần. Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 71% trong tổng số dự án. Số dự án điều chỉnh vốn là 144 với tổng vốn được điều chỉnh tăng thêm 260,7 triệu USD. Tổng vốn đầu tư nước ngoài (gồm cấp phép mới và điều chỉnh tăng vốn) trong năm đạt 8.513 triệu USD, so với cùng kỳ gấp 3 lần. Số dự án còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn 3.141 dự án với tổng vốn đầu tư 25.680 triệu USD (cùng thời điểm năm 2007 có 2.610 dự án, tổng vốn đầu tư 16.554,1 triệu USD).

Từ đầu năm đến ngày 18/12 đã có 18.860 doanh nghiệp ngoài nhà nước mới được cấp phép thành lập trên địa bàn với tổng vốn đăng ký 122.097 tỷ đồng. Trong đó: 1.383 doanh nghiệp tư nhân với số vốn đăng ký 1023 tỷ đồng; 3.208 công ty cổ phần, tổng vốn đăng ký 75.019 tỷ đồng và 14.449 công ty TNHH với tổng vốn đăng ký 46.055 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2007, số doanh nghiệp đăng ký mới tăng 7,7%, số vốn giảm 20,4%.

Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ cả năm đạt 232.548 tỷ đồng, tăng 38,5% so với năm 2007. Loại trừ yếu tố biến động giá tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2007 tăng 13,3% thấp hơn mức tăng 16,4% của năm 2007. Tổng doanh thu về du lịch (bao gồm khách sạn và du lịch lữ hành) đạt 15.965 tỷ đồng, tăng 46,7% so với năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 22,24%, trong đó nhóm hàng “ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 36,1%, duy nhất nhóm “dịch vụ bưu chính, viễn thông” giảm đến 12,6%. Chỉ số giá bình quân của mặt hàng vàng tăng 32,4%, trong khi giá USD tăng thấp hơn với mức 3,09%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2008 (không tính dầu thô) đạt 30.206,5 triệu USD, tăng 5.354,2 triệu USD so với năm trước (tăng 21,5%). Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước thực hiện 22.334,4 triệu USD, tăng 21,9%; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 18.326,1 triệu USD tăng 22,2 %.

Doanh thu vận tải cả năm ước đạt 21.639,9%, tăng 35% so với năm 2007. Trong dó doanh thu vận tải hàng hoá chiếm 70,5%, tăng 33,2%; doanh thu vận tải hành khách chiếm 29,5%, tăng 39,3%. Hiện trên địa bàn thành phố đã có 1.175 ngàn máy thuê bao cố định, tăng 1% so với năm 2007. Doanh thu cả năm của trung ương trên địa bàn đạt 3.745 tỷ đồng, địa phương là 2189,6 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách nhà nước cả năm ước thực hiện 122.530 tỷ, đạt 123,9% dự toán, tăng 33,1%. Tổng chi ngân sách địa phương cả năm ước thực hiện 35.132,7 tỷ, đạt 188,9% dự toán, tăng 37%. Tổng vốn huy động của các ngân hàng đến cuối năm ước đạt 561.500 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Tổng dư nợ tín dụng ước đạt 490 nghìn tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2007.

Dân số trung bình của thành phố năm 2008 là 6.840 nghìn người, tăng 2,8% so với năm 2007. Mức tăng cơ học trong năm chỉ còn 1,96%, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số đạt 1,05%, giảm 0,008% so với năm 2007.

Toàn thành phố có 638 trường mẫu giáo và mầm non, 7.018 phòng học, 7.012 lớp học, 12.184 giáo viên và 232.531 trẻ đi mẫu giáo. Hiện thành phố có 843 trường phố thông, với 23.642 lớp học, số phòng học là 24.419, 37.526 giáo viên và 944.367 học sinh.

11 tháng đầu năm trên địa bàn có 13.935 ca nhiễm bệnh sốt xuất huyết, tăng 34,8%; bệnh chân tay miệng là 3.334 ca, tăng 4%. Số người phát hiện nhiễm lao trong năm là 51.484 người, giảm 5,5%. Số ca nhiễm HIV cộng dồn tới cuối năm là 37.539 ca, trong đó đã chuyển sang AIDS 21.223 ca và tử vong 7.970 người. 11 tháng, tại thành phố đã xảy ra 20 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 17,7% so với cùng kỳ, với số người bị ngộ độc là 921 người.

Tổng số lượt khám chữa bệnh của các cơ sở y tế (chưa tính khu vực tư nhân) trong năm ước tính 26.628 ngàn lượt, tăng 6,2% so với cùng kỳ. Số bệnh nhân điều trị nội trú 993 ngàn lượt, tăng 4,2%. Số lượt khám chữa bệnh miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi của năm 2008 ước là 3.958 nghìn lượt, trong đó khám ngoại trú là 1.122 nghìn lượt.

Trong năm, công an thành phố đã phát hiện, xử lý 494 vụ vi phạm kinh tế, 6.974 vụ phạm pháp hình sự, 1.492 vụ liên quan tới ma tuý, 1.388 vụ cờ bạc. Trong năm xảy ra 1136 vụ tai nạn giao thông đường bộ, 30 vụ đường thủy và 7 vụ đường sắt, xử lý 1.973,8 nghìn trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ, xử phạt hành chính trên 178 tỷ đồng.

Ước đến cuối năm, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố còn 0,34% và đã hoàn thành cơ bản mục tiêu không có hộ nghèo có mức thu nhập 6 triệu đồng/năm.

Trong năm 2008, các đơn vị giới thiệu việc làm đã giải quyết việc làm cho 277,7 nghìn lao động, đạt 102,9% so với kế hoạch. Trong đó việc làm ổn định là 205 nghìn gười, đạt tỷ lệ 73,9%; số việc làm mới tạo ra là 120,4 nghìn, đạt 100,3% kế hoạch. Tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố là 5,4% (năm 2007 là 5,5%).

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh năm 2008

Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh

 

Nguồn TCTK