Hội nghị nhằm giới thiệu đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tìm hiểu các dự án mời gọi đầu tư thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TP. Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với các cơ quan chức năng, đồng thời tăng cường liên kết, hợp tác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn khu vực.
Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Sơn Minh Thắng cho rằng thương mại, du lịch giữa Vùng ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh còn khiêm tốnTheo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, ĐBSCL là vùng kinh tế xuất siêu của Việt Nam, với thế mạnh là lúa gạo, trái cây và thủy sản, nhưng thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài còn ít. Hàng năm, ĐBSCL cung cấp trên 50% sản lượng gạo quốc gia, 90% gạo xuất khẩu, 70% lượng trái cây, 40% lượng thủy sản đánh bắt và 74% lượng thủy sản nuôi của cả nước. Năm 2015, ĐBSCL có 6 dự án được đầu tư bằng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước với tổng vốn là 2.600 tỷ đồng, 7 dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ với tổng vốn trên 18.000 tỷ đồng, 6 dự án sử dụng vốn ODA với tổng vốn trên 41.000 tỷ đồng, song song đó, Vùng ĐBSCL còn kêu gọi xã hội hóa và 02 dự án đã hoàn thành với tổng vốn gần 23.000 tỷ đồng. Tính đến nay, 1.205 dự án của FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 18 tỷ USD. Hiện Vùng ĐBSCL vẫn còn những diện tích khá lớn chưa được khai thác, cụ thể tại những khu vực Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Nam sông Hậu và khu vực đất mũi Cà Mau. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của ĐBSCL đạt 8,7 tỷ USD (tăng 3,2% so với cùng kỳ), trong đó xuất khẩu đạt 5,8 tỷ USD (tăng 4,5% so với cùng kỳ).
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến đầu tư tại TPTP.
Hồ Chí Minh hiện là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế đầ,u mối
giao lưu và hội nhập quốc tế, động lực của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thành phố giữ vị trí giao thương, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút
đầu tư nước ngoài và lan tỏa đến các vùng lân cận, trong đó có các tỉnh, thành
phố ĐBSCL.
Tại hội nghị, TP. Hồ Chí Minh đã mời gọi đầu tư vào các dự án quan trọng như Tuyến metro số 2, Tuyến monorail số 2, Khu dịch vụ thương mại và hỗ trợ kỹ thuật.
Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tham quan gian hàng của tỉnh Sóc TrăngCùng TP. Hồ Chí Minh, 13 tỉnh, thành phố Vùng
ĐBSCL cũng đưa ra các dự án của từng địa phương. Cụ thể như:
Tỉnh An Giang có
các dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cơ sở hạ tầng khu công
nghiệp Vàm Cống, xây dựng cầu Thuận Giang…;
Tỉnh Bạc Liêu có các dự án: Khu dịch vụ hậu cần nghề cá, khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao…;
Tỉnh Bến Tre có những dự
án: Khu du lịch gắn với di tích căn cứ cách mạng Lạc Địa, dự án Bảo tồn, tôn
tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển;...
Tỉnh Cà Mau có các dự án: Đầu tư cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, nhà máy sửa chữa và đóng mới tàu, thuyền;…
TP. Cần Thơ có các dự án: Khu nông nghiệp công nghệ cao 1, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Cần Thơ, Khu nông nghiệp công nghệ cao 3, Khu công nghệ thông tin tập trung;…
Tỉnh Hậu Giang có dự án: Nhà máy bảo quản, chế biến cây ăn quả, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;…
Tỉnh Kiên Giang có các dự án: Đầu tư nuôi tôm công nghiệp, nhà máy chế biến rơm (làm bột giấy), nhà máy xay xát lúa gạo;…
Tỉnh Long An có dự án: Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Long An, trục
hạ tầng giao thông - đô thị kết nối với TP. Hồ Chí Minh;…
Tỉnh Sóc Trăng có các dự án: Nhà máy chế biến sữa bò, khu công nghiệp Trần Đề;…
Tỉnh Trà Vinh có các dự án: Chế biến thịt gia súc, gia cầm, nhà máy chế biến các sản phẩm từ đậu phộng;…
Tỉnh Tiền Giang có các dự án: Khu chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp, nhà máy chế biến các sản phẩm tứ trái thanh long;...
Tỉnh Vĩnh Long có những dự án thứ cấp đầu tư vào Khu công nghiệp Bình Minh, Khu công nghiệp Hòa Phú, nhà máy tinh bột khoai lang…
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cùng với đoàn tham quan gian hàng của tỉnh Bến TrePhát biểu tại hội nghị, ông Sơn Minh Thắng - Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết: “ Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Vùng ĐBSCL” là cơ hội để các tỉnh, thành mời gọi đầu tư, cũng là dịp để các doanh nghiệp phản ánh những khó khăn, vướng mắc thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư… khi đầu tư vào Vùng ĐBSCL, từ đó, các cơ quan TW, chính quyền địa phương kịp thời tháo gỡ. Mặt khác, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL cũng muốn lắng nghe những ý kiến, giải pháp nhằm tăng cường tính liên kết, thúc đẩy hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại giữa ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh.
Ban tổ chức Hội nghị tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm tại Hội nghịPhó Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cũng nhận định, ĐBSCL có 13 tỉnh, thành phố với diện tích gần 40 ngàn km2, dân số khoảng 18 triệu người, là địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Đây là Vùng kinh tế lớn nhất của cả nước, cung cấp các ngành hàng lương thực, trái cây, thủy sản hàng năm cho đất nước và xuất khẩu ra nước ngoài, với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào, môi trường đầu tư thông thoáng, đã và đang thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong thăm gian hàng của tỉnh Vĩnh LongÔng Sơn Minh Thắng cũng cho rằng, mặc dù với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào, môi trường đầu tư thông thoáng, đã và đang thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn thấp, hoạt động du lịch - thương mại giữa ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh vẫn còn khiêm tốn, chưa kết nối được nhiều tuyến từ TP. Hồ Chí Minh đến ĐBSCL.
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cũng nhận định: “ Chương trình Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ĐBSCL và Thành phố là hoạt động liên kết kinh tế mở, nhằm tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp tại Vùng kinh tế nông nghiệp lớn nhất Việt Nam. Những năm qua, nhiều giải pháp đã được các địa phương triển khai, đặc biệt trong sản xuất lương thực, chế biến nông thủy sản hoa quả… đã và đang góp phần quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế khả quan cho các địa phương trong khu vực. Vì vậy, việc kiên kết giữa TP. Hồ Chí Minh và Vùng ĐBSCL, khu vực đóng góp 18,5% GDP cả nước là định hướng đúng đắn, lâu dài.
Các doanh nghiệp thăm gian hàng của tỉnh Đồng ThápChủ tịch Nguyễn Thành Phong khẳng định, Thành phố luôn hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tìm hiểu và hoạt động kinh doanh tại Thành phố. Với chính sách thông thoáng, cởi mở với phương châm xem thành công của các doanh nghiệp là thành công của chính mình, lãnh đạo Thành phố cam kết sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, chính quyền Thành phố cũng cam kết tiếp tục cùng với các tỉnh, thành Vùng ĐBSCL, các bộ, ngành TW nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh. Ông Nguyễn Thành Phong tin tưởng rằng, từ những ý kiến trao đổi và thảo luận trực tiếp tại hội nghị, các doanh nghiệp sẽ tích cực nắm bắt nhu cầu của nhau, cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, từ đó xây dựng kế hoạch hợp tác cụ thể, lâu dài.