Sumitomohy vọng sẽ đẩy mạnh việc cho thuê các nhà máy mà tập đoàn này sở hữu tại các khu công nghiệp của Việt Nam. Sumitomo nhắm đến các nhà sản xuất vừa và nhỏ, đồng thời tận dụng các thỏa thuận với các chính quyền địa phương ở nước mình.
Nikkei Asia Review cũng cho biết, mới đây, Sumitomo đã có buổi làm việc với nhiều doanh nghiệp tại các địa phương của Nhật Bản như quận Kanagawa, Hyogo và Osaka.
Đây là hoạt động xúc tiến, nhằm kêu gọi các nhà sản xuất thiết lập hoạt động đầu tư ban đầu với chi phí thấp tại các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận Hà Nội như khu công nghiệp Thăng Long và Thăng Long II.
Khu công nghiệp Thăng LongvàThăng Long IIcó khoảng 50.000 m2 cho thuê, cung cấp các tòa nhà và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như một gói dịch vụ hỗ trợ người thuê thiết lập dây chuyền sản xuất và bắt đầu hoạt động một cách nhanh chóng.
Tại đây, các công ty của Nhật Bản có thể thiết lập hoạt động tại Việt Nam với mức đầu tư ban đầu tối thiểu.
Hiện đã có khoảng 10 công ty sử dụng dịch vụ này của Suminoto. Được biết, hợp đồng cho thuê có thời hạn tối thiểu là 3 năm. Theo phía Suminoto, việc này giúp cá doanh nghiệp linh hoạt trong đầu tư và có thể giảm thiểu thiệt hại nếu họ quyết định ngừng hoạt động.
Tuy nhiên, tờ Nikkei Asia Review cho biết trong 3 năm qua, chưa có công ty nào trong số 10 doanh nghiệp nói trên ngừng hoạt động.
Lý do là "lực lượng lao động địa phương có chi phí thấp và làm việc chăm chỉ", Nikkei Asia trích lời Taro Kawachi thuộc bộ phận kinh doanh khu công nghiệp ở nước ngoài của Sumitomo.
Các văn phòng hỗ trợ công nghiệp của chính quyền địa phương tại Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu các nhà sản xuất muốn ra mắt các hoạt động tại Việt Nam cho Sumitomo.
Đầu năm 2018, Sumitomo đã ký hợp đồng với chính quyền tỉnh Osaka, theo đó một phần của khu công nghiệp Thăng Long II đã được chỉ định là khu vực dành cho các công ty đến từ Osaka.
Sumitomo thậm chí đã hỗ trợ các doanh nghiệp chi phí để thành lập công ty tại Việt Nam cho các nhà sản xuất từ tỉnh Osaka.