Các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra những khó khăn hiện nay mà DN gặp phải, đó là: chi phí đầu vào và chỉ số tồn kho cao, sự thay đổi phương thức kí kết hợp đồng của đối tác nước ngoài. Thêm vào đó, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng do lãi suất còn cao và không đáp ứng được các điều kiện vay, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tại hội nghị góp ý dự thảo Đề án “Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp” vừa được tổ chức vào ngày 25/7/2012, các đại biểu đã cùng nhau đưa ra những ý kiến tập trung vào việc hỗ trợ sản xuất cho DN. Theo bà Quách Tố Dung – Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh thì hiện nay các ngân hàng đang trong giai đoạn đàm phán và thực hiện chưa đồng bộ nên chưa thực sự hỗ trợ DN trong việc giảm lãi suất. Bà Dung kiến nghị Bộ Công Thương nên tổ chức những tổ công tác, nhóm công tác qua sự phối hợp với nhiều Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính để tạo cơ hội học tập, chia sẻ kinh nghiệm giữa các DN. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ quỹ tín dụng để giúp đỡ hiệu quả hơn cho DN.
Ông Nguyễn Minh Toại - Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ nêu lên thực trạng khó khăn mà khu vực ĐBSCL đang phải đối đầu là việc lãi của DN không bù được lãi suất ngân hàng và sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các DN thủy sản. Do đó, Bộ Công Thương cần kiểm tra đầu mối của ngân hàng Trung ương nhằm đảm bảo thống nhất giữa ngân hàng Trung ương và các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, Nhà nước và các hiệp hội cần có sự chỉ đạo quyết liệt đối với vấn đề về giá và đồng bộ trong cơ chế về quản lý thị trường. Song song với đó, Bộ cần xem xét để xây dựng chiến lược xuất khẩu cho từng ngành, tạo hành lang pháp lý công khai, minh bạch giúp DN xây dựng thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu gạo và cá tra.
Thời gian qua, các vấn đề về thủ tục hành chính, hải quan đã gây ra không ít phiền toái cho DN. Đại diện Hiệp hội Giày da - Túi xách nêu kiến nghị về sự cần thiết trong việc phối hợp hài hòa giữa lợi ích Nhà nước và phục vụ của ngành hải quan để góp phần cùng DN khắc phục khó khăn. Vị đại biểu này cũng đề cập đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực cao cấp, tái cấu trúc các DN, các trường, các viện nhằm huy động nguồn lực kiện toàn chuỗi giá trị ngành.
Trong vai trò là đại diện DN, ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen thẳng thắn nhìn nhận: “Tình hình khó khăn của DN như những khối u ác tính. Căn bệnh này làm mất sức đề kháng của DN và giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chính vì lẽ đó, cứu DN đồng nghĩa với việc cứu nền kinh tế. Giải pháp trọng tâm là sự can thiệp mạnh mẽ của Cính phủ thông qua Ngân hàng Nhà nước để hạ lãi suất và chặn đà suy giảm kinh tế”.
“Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tiếp thu ý kiến, tổng hợp và căn cứ vào nhóm đề án trước khi trình Chính phủ xem xét, phê duyệt”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh.
>>Cần một đề án giải cứu doanh nghiệp
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
TCCT
Mới đây, Bộ Công Thương đã xây dựng đề án về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp ổn định sản xuất, đạt được các chỉ ti