Nhờ đó, kết thúc 6 tháng đầu năm, một số chỉ tiêu SXKD của Công ty như than sản xuất, than tiêu thụ, doanh thu, tiền lương bình quân đều đạt kế hoạch theo thời gian TKV giao. Cụ thể, Than sản xuất thực hiện: 890.415 tấn, đạt 50,88% kế hoạch năm; Than tiêu thụ 891.260 tấn, đạt 51,22% kế hoạch năm; Doanh thu thực hiện 1.062.733 triệu đồng, đạt 51,5% kế hoạch năm; Tiền lương bình quân của NLĐ đạt 15,961 triệu đồng/người/tháng, đạt 108,58% kế hoạch.
Để đạt được kết quả đó, Công ty Than Thống Nhất luôn nhận được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của TKV, sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ, sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo các cấp và sự nỗ lực của toàn thể CNCB trong Công ty. Bên cạnh đó Công ty đã chủ động, linh hoạt áp dụng các chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ thợ lò; nghiêm túc trong việc nghiệm thu, công khai minh bạch trong việc phân phối tiền lương, tiền thưởng nên đã tạo niềm tin, yên tâm trong lao động, đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh quý III/2021 với các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh: Than sản xuất: 470.000 tấn; Mét lò CBSX: 2.340 mét; Than tiêu thụ: 464.500 tấn; Doanh thu: 554,776 tỷ đồng, Công ty đã đưa ra các giải pháp cơ bản cụ thể, thiết thực cho từng lĩnh vực nhằm hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất kinh doanh quý III/2021:
1. Công ty tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, của các Bộ, Ban, Ngành, địa phương và của TKV; Thực hiện nghiêm theo quy định “5K” của Bộ Y tế với mục tiêu cao nhất là không để nảy sinh mầm bệnh trong Công ty, nhằm đảm bảo sản xuất “An toàn - Ổn định - Phát triển”.
2. Tranh thủ điều kiện thuận lợi tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, thực hiện kế hoạch quý III ngay từ đầu tháng 7. Lập và triển khai kế hoạch tạo diện đào lò, chống xén cho các đơn vị để các đơn vị chủ động cân đối, bố trí công việc hợp lý đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo khối lượng mét lò theo kế hoạch đề ra.
3. Tăng cường công tác cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tập trung vào công tác đi lại, vận chuyển, mang vác vật tư; Chuẩn bị các phương án xử lý phòng chống mưa bão, thiên tai, chủ động rà soát củng cố tất cả thiết bị cơ điện, vận tải đảm bảo hoạt động ổn định, không để xảy ra sự cố ách tắc sản xuất, nâng cao công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống lưới điện, các thiết bị phục vụ sản xuất, nhất là các thiết bị điện phục vụ ứng phó khi mưa lớn kéo dài.
4. Quý III/2021 cần quyết liệt hơn nữa về công tác an toàn, chuyển biến cơ bản tình hình an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra sâu sát ở tất cả các vị trí sản xuất, tổ chức các đợt kiểm tra chéo giữa các đơn vị về điều kiện làm việc KTAT-BHLĐ. Mạng lưới an toàn viên và cán bộ giám sát an toàn cần chọn người có kinh nghiệm, có tay nghệ, bậc thợ cao, bố trí đủ người theo ca, nâng cao trách nhiệm hơn nữa. Phối hợp giám sát, chỉ đạo và thực hiện các giải pháp thủ tiêu sự cố, triệt tiêu khí CO đảm bảo an toàn, khôi phục sản xuất các diện khai thác, đào lò bị ảnh hưởng.
5. Công tác chỉ huy điều hành sản xuất từ Công ty đến các công trường, phân xưởng cần nhịp nhàng, bám sát thực tế, chỉ đạo kiên quyết, nhanh nhậy, cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ theo sự điều hành của Tập đoàn. Thường xuyên tăng cường quản lý và nâng cao nghiệp vụ trong công tác quản lý vật tư, chấn chỉnh công tác quản lý từ các Phòng tới các Phân xưởng và tổ đội sản xuất.
6. Quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực. Kiện toàn, luân chuyển, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý các phòng ban, cán bộ chỉ huy các công trường, phân xưởng cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác tuyển sinh, đào tạo thợ lò và tái tuyển thợ lò.
7. Công tác an ninh trật tự phải được củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tăng cường lực lượng đủ mạnh, có chất lượng để giữ gìn bảo vệ tài sản, quản lý khai trường ranh giới mỏ, các cửa lò khám xét kỹ người ra vào, kho vật tư, không để xảy ra tiêu cực trộm cắp than trên đường vận chuyển.
8. Cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc, ăn, ở, đi lại cho công nhân cán bộ, đặc biệt chú trọng đội ngũ thợ lò. Điều chỉnh đơn giá tiền lương cho một số đơn vị có điều kiện khó khăn để đảm bảo thu nhập cho Người lao động và khuyến khích đơn vị vượt qua giai đoạn khó khăn. Y tế tăng cường kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các nhà ăn tập thể, phòng chống dịch bệnh chuyển mùa, xây dựng phương án đảm bảo vệ sinh môi trường.