Chương trình nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển ngành Công Thương trong giai đoạn mới, phát huy hiệu quả vai trò của lực lượng KH&CN trong việc hỗ trợ doanh nghiệp ngành Công Thương ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh doanh nghiệp ngành Công Thương.
5 nội dung trọng tâm phối hợp thực hiện
Theo chương trình ký kết, hai bên sẽ phối hợp tăng cường trao đổi thông tin; triển khai các chương trình, đề án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, với 5 nội dung chính:
1. Phối hợp nghiên cứu đề xuất, đặt hàng và triển khai các nhiệm vụ, cụm nhiệm vụ trong khuôn khổ các chương trình, đề án khoa học và công nghệ trọng diễm của Bộ Công Thương trên cơ sở tăng cường hợp tác giữa các Viện, Trường, doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương với các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; ưu tiên các nghiên cửu phát triển, ứng dụng công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như: công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa trình độ cao, công nghệ số để phục vụ phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn; ưu tiên phát triển sản xuất thông minh và chuyển đổi số; giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển ngành: bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
2. Phối hợp trong nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng và thực thi chính sách, chiến lược phát triển ngành Công Thương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tỉnh hình mới; cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, đo lường, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và sở hữu trí tuệ trong ngành Công Thương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, góp phần thực thi các các Hiệp định thương mại đa phương, song phương.
3. Phối hợp tổ chức hoạt động kết nối giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Công Thương với doanh nghiệp trong ngành nhằm tư vấn, chuyển giao, đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ mới; thúc đẩy, khuyến khích hoạt động đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
4. Phối hợp trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao cho các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương nói riêng. ngành Công Thương nói chung, nhằm kịp thời thích ứng với yêu cầu đặt ra của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
5. Thiết lập kênh trao đổi, cung cấp, cập nhật, chia sẽ thông tin, tư liệu, dữ liệu thống kê giữa hai Bên về khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo, trình áo công nghệ, xu hướng công nghệ trên thế giới và trong nước, kết nối thông tin, phổ biến kết quả nghiên cứu giữa các đơn vị nghiên cứu, đào tạo của hai Bên.
Phân rõ trách nhiệm để cùng thực hiện
Theo nội dung hợp tác, Bộ Công Thương có trách nhiệm Phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dựng, phát triển một số nhiệm vụ cụ thể giải quyết các vấn đề trọng tâm, ph tạp, tác động lan tỏa lớn trong ngành Công Thương; đồng thời hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và c đơn vị trực thuộc đề xuất nhiệm vụ, đăng ký tuyển chọn tham gia thực hiện có Chương trình, Đề án khoa học và công nghệ do Bộ Công Thương quản lý.
Kết nối các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Công Thương, cả doanh nghiệp ngành Công Thương với Viện Hàn lâm Khoa học và Công ngh Việt Nam để thúc đẩy trao đổi, giao lưu, hợp tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; hợp tác đào tạo, thông tin khoa học và công nghệ...
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có trách nhiệm chủ động nghiên cứu, đề xuất với Bộ Công Thương các vấn đề khoa họ và công nghệ cụ thể, có ý nghĩa quan trọng phục vụ phát triển ngành Công Thương; tham gia, phối hợp tuyển chọn để thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình, Đề án khoa học và công nghệ do Bộ Công Thương quản lý.
Phối hợp nghiên cứu, cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực công nghiệp và thương mại (chính sách thúc đẩy nghiên cứu phát triển, ứng dụng, đổi mới công nghệ cho các ngành, lĩnh vực; xây dựng các TCVN, QCVN v.v...) theo đề nghị của Bộ Công Thương.
Cử cán bộ, chuyên gia có năng lực, uy tín, chuyên môn phù hợp tham gia các hội đồng tư vấn về khoa học và công nghệ theo đề nghị của Bộ Công Thương. - Cung cấp các thông tin về trình độ công nghệ trong nước và thế giới trong các lĩnh vực có thể mạnh; thông tin cập nhật và dự báo các xu hướng công nghệ mới...