Diễn đàn được tổ chức với sự tham dự của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Kazakhstan tại Việt Nam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Armenia tại Việt Nam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Belarus tại Việt Nam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nga tại Việt Nam, ông Phan Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt tại Việt Nam, ông Kanat Alpysbayev - Phó Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt Kazakhstan cùng nhiều lãnh đạo, doanh nghiệp các đơn vị liên quan.
Kim ngạch thương mại có xu hướng giảm
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định: “Diễn đàn này là là cơ hội tốt để các doanh nhân Việt và Kazakhstan trao đổi về tình hình hợp tác giữa Việt Nam và Kazakhstan trong thời gian qua và tìm ra phương hướng mới để hợp tác trong tương lai”.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định, đây là cơ hội hợp tác lớn cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế và thương mạiTrong bài phát biểu, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, tốc độ tăng trưởng trong thương mại giữa hai nước không ổn định và kim ngạch thương mại song phương còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (chỉ chiếm 0,07% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 300 tỷ USD) và Kazakhstan (bằng 0,2% của 120 tỷ USD).
Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 2012 - 2014 tăng mạnh. Năm 2014, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Kazakhstan đạt 229 triệu USD, tăng 44% so với năm 2013, và tăng gấp 5,2 lần so với năm 2010. Tuy nhiên, năm 2015 đạt 162,1 triệu USD, giảm 29,18% so với năm 2014. 3 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước đạt 41,7 triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam còn hạn hẹp, chưa phong phú. Kết quả còn nhiều khiêm tốn trong hợp tác kinh tế, thương mại. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm điện thoại và linh kiện, vi tính và linh kiện, hàng nông sản (gạo, hạt điều, hạt tiêu), hàng thủy sản, máy móc phụ tùng và sắt thép các loại. Việt Nam nhập khẩu từ Kazakhstan các sản phẩm: kim loại, quặng và khoáng sản...
Tập trung phát triển vận tải hàng hóa để thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu
Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, Hiệp định thương mại tự do FTA là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam - Kazakhstan - Liên minh Kinh tế Á - Âu. Hiệp định chính thức có hiệu lực vào quý 2 năm nay sẽ mở ra cho hai nước những cơ hội hợp tác trong lĩnh vực thương mại, hàng hóa và dịch vụ.
Toàn cảnh Diễn đànThứ nhất, tăng trưởng xuất khẩu. Nhờ cắt giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan,
kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á- Âu ước tính sẽ tăng
10-15%. Hiệp định FTA sẽ giúp cải thiện cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, đa dạng
hóa thị trường nhập khẩu để tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào một vài nước đối
với một số chủng loại nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc. Việc mở cửa thị trường
được thực hiện theo lộ trình từ 5-7 năm và đến 10 năm đối với nhiều mặt hàng nhạy
cảm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước thích ứng dần và vươn lên cạnh
tranh.
Thứ hai, tác động tích cực đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ và đầu tư. Thông qua FTA Việt Nam sẽ tăng khả năng thu hút đầu tư trong những lĩnh vực phía Liên minh có thế mạnh như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất năng lượng, chế tạo máy, hóa chất….Đồng thời, đẩy mạnh và khả năng mở rộng đầu tư sang các nước thành viên của Liên minh trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, dầu khí.
Trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hội nhập sâu rộng như hiện này, các doanh nghiệp cũng gặp phải không ít thách thức, khó khăn khi hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy, tại Diễn đàn, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng đã đề nghị các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các quy định và cam kết của Hiệp định liên quan đến quy tắc xuất xứ và phòng vệ thương mại trong Hiệp định FTA.
Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan hệ chặt chẽ với các Ngân hàng Việt Nam để giải quyết các vấn đế trong khâu thanh toán song phương. Đặc biệt là phải tìm hiểu thị trường trong các nước liên minh. Thị trường các nước Liên minh có quy định khá cao về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Vì vậy, để khai thác thành công các thị trường các nước Liên minh nói chung và Kazakhstan nói riêng, Thứ trưởng đề nghị các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về quy định này, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh.
Những mặt hàng xuất khẩu sang Kazakhstan còn hạn hẹp, chủ yếu là điện thoại và linh kiện, nông sảnÔng Kanat Alpysbayev - Phó Chủ tịch Tổng công ty đường sắt Kazakhstan cũng cho biết thêm, Kazakhstan có khoảng 2.300 km đường sắt. Đây được xem như là điểm trung chuyển, điểm dừng chân của nhiều tuyến đường sắt xuyên quốc gia. Chính vì vậy, hợp tác trong việc vận tải giữa Việt Nam - Kazakhstan không chỉ giúp hàng hóa của Việt Nam có mặt và dừng ở Kazakhstan mà còn tiếp tục được phân phối đến thị trường Châu Âu.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Phan Quốc Anh - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam cũng đã trình bày những phương hướng phát triển của ngàng đường sắt Việt Nam trong thời gian tới. Và khẳng định, việc tham gia vào Liên minh Kinh tế Á - Âu là một cơ hội lớn cho việc phát triển lĩnh vực hàng hóa bằng vận chuyển đường sắt, nhiều cơ hội lớn để phát triển hợp tác giao thông giữa các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á - Âu với các nước ASEAN.
Ông Phan Quốc Anh cũng đễ đề nghị phương hướng phối hợp hành động trong việc thúc đẩy phát triển ngành đường sắt như: phối hợp hành động phát triển và thu hút thêm vận chuyển hàng hóa bằng container thông qua hệ thống đường sắt giữa Việt Nam - Kazakhstan cũng như từ Kazakhstan đến các nước trong khu vực Trung Á và châu Âu; thúc đẩy mở rộng hợp tác giữa các công ty cung cấp dịch vụ vận tải từ Việt Nam đến Kazakhstan, cũng như đẩy mạnh khai thác các sản phẩm chuyên chở container quốc tế. Việc trao đổi kinh nghiệm phối hợp trong việc thu hút đầu tư tư nhân, nước ngoài vào công nghiệp phát triển đường sắt; trao đổi chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực quản lý cũng cần được phối hợp, đẩy mạnh.
Thay mặt Bộ Công Thương, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cam kết, Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao là đầu mối thực thi Hiệp định FTA sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan tích cực tổ chức tuyên truyền và phổ biến rộng rãi các cam kết của Hiệp định tới cộng đồng doanh nghiệp; luôn nỗ lực để tạo ra một nền tảng thuận lợi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai nước có thể hợp tác.
Thứ trưởng tin rằng, Diễn đàn “Hợp tác trong lĩnh vực giao thông giữa Việt Nam - Kazakhstan - Liên minh kinh tế Á - Âu” hình thành một tuyến đường vận tải kết nối các thị trường trong khu vực ASEAN với thị trường các nước trong Liên minh sẽ mở ra những cơ hội hợp tác mới cho các doanh nghiệp hai nước trong tương lai.