Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/3/2008 tại quyết định số 36/2008/QĐ-TTg nêu rõ mục tiêu định hướng phát triển Ngành, với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 10-12 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2005, và đến năm 2020 đạt 25 tỉ USD.
Cùng với việc tăng kim ngạch xuất khẩu, ngành Dệt may cũng gây áp lực với môi trường, gây ô nhiễm nhiều nhất là khâu dệt- nhuộm- xử lý vải. Với việc mở rộng sản xuất, nếu không có các biện pháp quản lý và xử lý các chất thải thì tác hại đối với môi trường ngày càng tăng, hàng xuất khẩu sẽ vướng vào hàng rào kỹ thuật. Trước tình hình đó, các cấp, các ngành và các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc Vinatex đã nhận thấy cần có những giải pháp để hạn chế, phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển xuất khẩu bền vững, giúp ta tránh được những tranh chấp thương mại đang có xu hướng gia tăng sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tiếp cận mang tính khoa học và có hệ thống đạt được từ hạn chế, phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường trong ngành Dệt sẽ giúp toàn Ngành thực hiện được mục tiêu giảm thiểu chất thải ngay tại nguồn và lợi ích thu được là giảm các chi phí: chi trả cho chất thải, thu gom chất thải, xử lý và vận hành.
Giảm thất thoát nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng nghĩa là tăng lợi nhuận, đồng thời các sản phẩm dệt may sản xuất ra không chỉ hiệu quả kinh tế, chất lượng mà còn an toàn về môi trường, tạo điều kiện cho ngành Dệt nhuộm phát triển bền vững.
Riêng với vấn đề sản xuất sạch hơn (SXSH), Vinatex đã có sự tiếp cận từ rất sớm. Tháng 11/2001, Tập đoàn đã phối hợp với Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam tổ chức khai giảng khoá học “sản xuất sạch hơn trong công nghệ dệt - nhuộm” với sự tham gia của 24 học viên là cán bộ thuộc các doanh nghiệp trong và ngoài Vinatex. Khoá học kéo dài 12 tháng, được chia làm 04 môđun. Giữa các môđun là chương trình làm việc của học viên tại doanh nghiệp. Các học viên đã được trang bị các kiến thức về: Phương pháp luận về đánh giá SXSH; Các kỹ thuật SXSH; Các công nghệ dệt nhuộm tốt nhất hiện có (BAT); Kỹ năng về quản lý sản xuất và kỹ năng liên quan; Các hoá chất, thuốc nhuộm thân thiện với môi trường; Hệ thống quản lý môi trường (EMS) và tổng quan về xử lý nước thải ngành Dệt nhuộm để thấy vai trò và tầm quan trọng của việc giảm thiểu nước thải.
Kết quả khóa học, 19% học viên được cấp chứng chỉ đạt loại giỏi, 48% đạt loại khá, 08 công ty tham gia áp dụng SXSH với 243 giải pháp đề xuất, trong đó có 64 giải pháp đã thực hiện và 87 giải pháp đang thực hiện. Qua thời gian thực hiện, tổng lượng nguyên, nhiên liệu mà 08 công ty tiết kiệm hàng năm là: Nước: 1.037.000 m3; Dầu FO: 1.910 tấn; Điện: 530.000 kWh; Hoá chất và thuốc nhuộm: 1.178 kg. Về môi trường, mỗi năm các công ty này giảm được 1.037.000 m3 nước thải ra môi trường; 5.600 tấn CO2; Giảm lượng ô nhiễm trong nước thải. Về kinh tế, tổng đầu tư của 08 doanh nghiệp để thực hiện các giải pháp SXSH là 1.124 tỷ đồng. Lợi ích thu được là 7,25 tỷ đồng. Thời gian hoàn vốn của doanh nghiệp từ 1-17 tháng.
Để thực hiện được việc duy trì SXSH trong các doanh nghiệp ngành Dệt, cần tiến hành một số bước sau: Lập kế hoạch, giao nhiệm vụ cho các nhóm SXSH; Phân công người chịu trách nhiệm và thời gian thực hiện; Tổng kết các kết quả đạt được hàng tháng, quý; Có kế hoạch mua hoặc liên doanh, liên kết để có đủ các phương tiện đo đạc.
Làm được những việc trên đây thì các doanh nghiệp sẽ có được một hệ thống quản lý thực hiện về tiết kiệm các chi phí gia công, thông qua tiết kiệm được nguồn nguyên, nhiên vật liệu trong sản xuất hàng dệt nhuộm, đồng thời giảm thiểu chất thải thải ra môi trường, góp phần giúp sản xuất có hiệu quả, làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội, cải thiện môi trường, nâng cao đời sống cho CBCNV.
Với mục đích phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường, gìn giữ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài thuộc lĩnh vực nhuộm nên sớm áp dụng các giải pháp SXSH và có chế tài quản lý định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu dệt nhuộm hợp lý.
Tuy nhiên, do năng lực công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường của ngành Dệt may Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, ngoài nguyên nhân do chi phí đầu tư các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường quá lớn, thì chi phí để vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cũng còn quá tốn kém so với tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp dệt may, nhất là đối với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân. Chính vì vậy, trước mắt cần ưu tiên sử dụng các giải pháp như quản lý nội vi, kiểm soát quá trình, thay đổi nguyên liệu, cải tiến thiết bị và áp dụng công nghệ sản xuất mới, đặc biệt là càng sớm càng tốt lựa chọn, sử dụng các thuốc nhuộm, hoá chất, phụ gia, ...vừa tốt vừa thân thiện với môi trường.
Vượt qua giai đoạn này, khi sản xuất phát triển khá hơn, doanh nghiệp sẽ tiếp tục nghĩ tới các giải pháp mang tính đầu tư nhiều hơn, tốn kém hơn, như ông Nguyễn Văn Tuyên – Trưởng Ban Kỹ thuật Đầu tư Tập đoàn cho biết, Tập đoàn chỉ định hướng và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia SXSH, còn việc các doanh nghiệp tham gia như thế nào, đến đâu còn phải do doanh nghiệp tự cân đối với chiến lược sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của mình để quyết định tham gia vào thời điểm nào là phù hợp.
Thực hiện sản xuất sạch hơn ở các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam và kế hoạch triển khai trong thời gian tới
TCCT
Trong những năm gần đây ngành dệt may Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2001 giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may chỉ đạt 1,97 tỉ USD thì năm 2009 đã tăng lên 9,1 tỉ USD, dự