Thương hiệu phân bón Văn Điển trên vùng đất cam Cao Phong

Trong thâm canh cam, phân bón Văn Điển rất phù hợp với đất đai, cây trồng và tập quán canh tác của bà con nông dân Cao Phong, bởi nó vừa giúp tăng năng suất nâng cao chất lượng, lại có ý nghĩa cải tạo đất.

Phân bón Văn Điển rất có duyên với cam Cao Phong

Huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình có trên 2000ha đất trồng cam, khí hậu ở đây phù hợp với cây cam, tính chất thổ nhưỡng có nhiều đặc tính quý, thuận lợi cho cây cam phát triển như: độ dày tầng đất có nơi đến vài mét tơi xốp cơ giới nhẹ, thấm, thoát nước tốt, mạch nước ngầm ở sâu, hầu hết là đất đồi xoải hoặc hơi dốc. Đất ở đây được hình thành và phát triển trên các loại đá phiến thạch séc, phiến thạch như ka…. có màu nâu vàng, đỏ nhạt, hoặc nâu nhạt. Tuy nhiên, đất trồng cam ở Cao Phong cũng có những mặt hạn chế : Rửa trôi mạnh, dễ mất màu do mưa và tưới, độ chua cao pH < 4,0 nghèo lân dễ tiêu, kali dễ tiêu và các cation kiềm và kiềm thổ Ca++, Mg++, độ mùn thấp < 2%, đặc biệt rất nghèo các chất trung vi lượng như canxi, magie và silic. Cam ở đây đã được trồng vài chục năm nay, tuy nhiên những năm trước khi chưa được tiếp cận phân bón Văn Điển nhiều nhà vườn tìm mọi cách để khai thác đất bằng cách bón nhiều phân hoá học ít sử dụng phân hữu cơ, phun nhiều thuốc khích thích và bảo vệ thực vật làm cho đất có dấu hiệu thoái hoá, độ chua tăng cao, không bồi bổ thường xuyên các chất trung vi lượng làm cho cây cam nhỏ bé, lá mỏng, sức đề kháng sâu bệnh kém, một số vườn cam có hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng lá hay bị gân xanh, gân vàng do thiếu magie, ít quả, chất lượng thấp.

Đã có rất nhiều loại phân bón vô cơ được sử dụng trên vùng đất cam Cao Phong như đạm, lân, kali, phân tổng hợp NPK thông thường, nhưng năng suất chất lượng chưa đột phá, chỉ đến khi phân bón Văn Điển xuất hiện trên vùng đất này vào những năm 2004, 2005 bằng những thực liệu đồng ruộng trên một số nhà vườn đã cho kết quả rất khác biệt về năng suất chất lượng. Thời kỳ đầu bà con trồng cam tiếp cận phân lân nung chảy Văn Điển được bón tập trung vào thời điểm sau thu hoạch quả, một số nhà vườn còn bón vào thời kỳ nuôi quả thấy những vườn cam được bón phân Văn Điển bộ  lá xanh thẫm, lá dày, cây cam khoẻ, đặc biệt cam trồng mới phân cành khép tán nhanh, cam kinh doanh thì bộ lá mềm, dầy và bóng, ra hoa đậu quả cao, quả lớn đồng đều và thời gian khai thác quả kéo dài.

Ông Lò Văn Hồng, tiểu khu 2 thị trấn Cao Phong, gia đình trồng 2ha cam giống V2 cho biết: “Gia đình tôi nhiều năm qua chỉ dùng phân bón Văn Điển cho cam, cây khoẻ, ít sâu bệnh cho năng suất bình quân 35 - 40 tấn quả/ha, chất lượng cam tốt, bán được giá".

Không giấu được niềm vui, Phó chủ tịch UBND huyện Cao Phong, ông Vũ Đình Việt chia sẻ: "Nhờ có chỉ dẫn địa lý, thương hiệu nên người dân tin tưởng thâm canh nhiều hơn. Trong thâm canh cam, chúng tôi xác định phân bón Văn Điển rất phù hợp với đất đai, cây trồng và tập quán canh tác của bà con nông dân nơi đây, bởi nó vừa giúp tăng năng suất nâng chất lượng cao lại có ý nghĩa cải tạo đất, nên nói phân lân Văn Điển góp phần làm nên thương hiệu cam Cao Phong là hoàn toàn chính xác".

Chục năm gần đây, để bù lại sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng nhất là các chất trung vi lượng và tạo điều kiện cho bà con trồng cam bón phân cân đối, hạn chế sự thất thoát của phân bón, cải tạo đất chua, hạn chế rửa trôi ở các đồi dốc, Công ty phân bón Văn Điển còn hướng dẫn bà con tiếp cận phân ĐYT NPK chuyên dùng cho cây cam như các dòng sản phẩm ĐYT NPK 5.10.3; ĐYT NPK 10.10.5; ĐYT NPK 10.7.3 chuyên dùng bón sau thu quả hồi phục cây, các loại ĐYT NPK 12.8.12 bón đón hoa, rồi ĐYT NPK 12.7.20 bón nuôi quả được bà con nông dân ứng dụng đạt hiệu quả kinh tế cao.

Theo tài liệu do các nhà khoa học cung cấp thì phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân ngoài chất dinh dưỡng chính là lân 16% dễ tiêu còn có các chất trung vi lượng như vôi 30%, magie 15%, silic 24% và các chất vi lượng Bo, đồng, kẽm, mangan, sắt. Phân lân Văn Điển có tính kiềm pH = 8 không độc hại trong môi trường, tan chậm trong nước, tan hết trong dịch chua của dễ cây tiết ra, khi bón vào đất không bị rửa trôi, nhất là đất đồi, xốp, thoát nước nhanh, lân Văn Điển cung cấp từ đầu vụ đến cuối vụ, nếu cây sử dụng không hết thì giữ lại trong đất trong vụ sau. Ngoài ra, phân bón Văn Điển còn có tác dụng cải tạo đất làm cho đất tơi xốp, không làm cho đất chua, chai cứng như các loại phân hoá học khác. Việc sử dụng phân bón Văn Điển gồm lân Văn Điển, ĐYT NPK Văn Điển đã thành tập quán góp phần giúp nhiều hộ nông dân trồng cam ở Cao Phong thu hàng tỷ đồng tiền lời.

Ông Nguyễn Thế Bình, xã Tân Phong, chia sẻ kinh nghiệm, phân bón Văn Điển bón cho cây cam sau thu quả thu đông, có tác dụng làm cho bộ dễ tơ, phát triển mạnh, lấy được nhiều dinh dưỡng, phân hoá tốt phần hoa, tạo điều kiện ra hoa kết quả, còn phân bón đón hoa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng làm cho hoa đậu quả cao và các loại phân bón nuôi quả làm cho quả lớn đồng đều do cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Phân ĐYT NPK Văn Điển là loại phân tốt bên cạnh 3 chất đạm, lân, kali còn có chất vôi, chất magie, silic, lưu huỳnh và vi lượng, phân bón Văn Điển rất phù hợp với đồng đất và cây cam ở đây.

Nhận xét khách quan về phân bón Văn Điển, Giám đốc Công ty TNHH MTV cam Cao Phong, Nguyễn Văn Ánh nhấn mạnh: "Qua nhiều năm  áp dụng biện pháp kết hợp tổng hợp đối với cây cam trong đó có việc sử dụng văn bón Văn Điển chúng tôi nhận xét hiệu quả rõ rệt ngoài ý nghĩa lâu dài về cải tạo đất để sản xuất bền vững phân bón Văn Điển còn giúp cây cam xanh tốt, tốt bền, tăng sức chống chịu sâu bệnh và sự khắc nghiệt của thời tiết, nhờ vậy năng suất cao của chúng tôi tăng gấp 3 lần, phân bón Văn Điển thực sự góp phần quan trọng giúp làm nên thương hiệu cam Cao Phong".

Những ngày này ai có dịp đến huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình sẽ thấy tràn ngập màu vàng của cam, xe chở cam nhộn nhịp vào ra như cảm nhận không khí phấn khởi hân hoan của người nông dân được mùa cam. Với tính khác biệt về chất lượng với sự cam kết đến cùng chất lượng phân bón với người nông dân sự phân phối cung ứng kịp thời tận tình, sự khuyến cáo hướng dẫn sử dụng sát thực chu đáo, thương hiệu phân bón Văn Điển đã thấm sâu vào phương thức canh tác của người nông dân trồng cam Cao Phong.

 

Nguyễn Xuân Thự