Thông tin trên đã được ông Đỗ Hữu Hào - Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Việt Nam cho biết tại Hội nghị 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30/10/2015.
Ông Nguyễn Đình Hiệp - Phó Chủ tịch Hội KH&CN Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Việt Nam phát biểu tại hội nghịTham dự Hội nghị có ông Đỗ Đức Quân - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Năng lượng, ông Trịnh Quốc Vũ - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Tiết kiệm năng lượng, Tổng Cục Năng lượng - Bộ Công Thương; ông Đỗ Hữu Hào - Chủ tịch Hội khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam; ông Nguyễn Đình Hiệp - Phó Chủ tịch Hội khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam; ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP. Hồ Chí Minh; ông Trần Khiêm Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, cùng đại diện lãnh đạo các Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và phát triển công nghiệp, Trung tâm Xúc tiến thương mại các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp có liên quan khu vực phía Nam.
Ông Trịnh Quốc Vũ - Vụ trưởng Vụ KHCN & TKNL Tổng Cục năng lượng - Bộ Công Thương phát biểuPhát biểu khai mạc hội nghị, ông Đỗ Đức Quân - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương nhận định, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 sau gần 5 năm triển khai đã có những kết quả tích cực. Luật đã gỡ bỏ nhiều rào cản, tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói chung, trong đó, có Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2011 - 2015 nói riêng. Điểm nhấn đặc biệt của chương trình là chủ trương của Nhà nước và Chính phủ trong chương trình này đã từng bước tác động tích cực đến người dân, doanh nghiệp về thói quen thực hiện TKNL một cách tự nguyện.
Ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc Trung tâm TKNL TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghịTheo ông Đỗ Đức Quân, sau gần 5 năm triển khai, Chương trình đã thu hút được 585 dự án, trên 100 tòa nhà được vinh danh “Tòa nhà hiệu quả năng lượng”. Ngoài ra, từ việc hỗ trợ ban đầu cho 3.000 giàn nước nóng năng lượng mặt trời trong Chương trình, đã kích thích và tạo ra một thị trường máy nước nóng sôi động, tính đến nay, cả nước đã có trên 700.000 giàn nước nóng được lắp đặt.
Theo báo cáo tại hội nghị, Chương trình mục tiêu quốc gia về TKNL và sử dụng năng lượng hiệu quả được triển khai với các dự án về tuyên truyền nâng cao nhận thức, các giải pháp thúc đẩy thị trường thiết bị hiệu suất cao, giải pháp công nghệ, tài chính, thúc đẩy cho TKNL ở tất cả khu vực từ các hộ gia đình đến công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải.
Ông Nguyễn Anh Vũ - Trưởng Ban Quan hệ cộng đồng Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh phát biểuQua 5 năm, chương trình đã mang lại các kết quả bước đầu, đơn cử như về mặt tuyên truyền nhận thức, đã có 85% người dân Việt Nam biết, hiểu về vấn đề TKNL thông qua truyền thông, 100% các loại hình truyền thông và các đài phát thanh truyền hình có tuyên truyền về lĩnh vực TKNL.
Toàn cảnh Hội nghịChương trình dán nhãn năng lượng, tính đến hết tháng 9/2015, đã có 15 chủng loại sản phẩm và 10.082 mã sản phẩm đã được dán nhãn năng lượng, qua đó, giúp tăng tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm hiệu suất cao, tiết kiệm điện trong các hộ gia đình. Chương trình cũng đã hỗ trợ kiểm toán năng lượng cho gần 700 doanh nghiệp đưa ra các giải pháp công nghệ cho từng nhóm ngành sản xuất để TKNL, thí điểm mô hình Công ty dịch vụ năng lượng ESCO để hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp.
Thường xuyên khen thưởng trong thi đua tiết kiệm điện để nâng cao hiệu quả sử dụng tiết kiệm năng lượngCác hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2011- 2015 đã giúp cho cả nước tiết kiệm mỗi năm khoảng 01 tỷ Kwh điện, tương đương 1.600 tỷ đồng, mức năng lượng tiết kiệm được cho cả giai đoạn trên gần 6% trên tổng tiêu thụ năng lượng của quốc gia.
Ông Đỗ Hữu Hào - Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Việt Nam cho biết, nhiều năm qua, để bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội được bền vững, Nhà nước luôn chú trọng và quan tâm đến phát triển năng lượng, đáng chú ý nhất là các lĩnh vực thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải và phân phối nguồn năng lượng.
Khen thưởng cho các hộ gia đình trong việc tiết kiệm điện hiệu quảTuy nhiên, theo ông Đỗ Hữu Hào, trước nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, trong khi đó tài nguyên trong nước lại có hạn, trước những yêu cầu phát triển đổi mới của đất nước, các chuyên gia ngành dự báo vẫn có khả năng mất cân đối giữa cung - cầu về năng lượng, nguyên nhân chính là do trình độ công nghệ còn yếu kém, nguồn tài chính và năng lực đầu tư còn hạn chế.
Thường xuyên duy tu bảo trì hệ thống điện là giải pháp hiệu quả trong công tác tiết kiệm năng lượngTrước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu hụt về cung cấp năng lượng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các nguồn điện; áp dụng các biểu giá than, dầu, điện và khí hợp lý, tiệm cận dần với cơ chế giá thị trường, cùng với việc ban hành nhiều quy định, Nhà nước còn đẩy mạnh công tác truyên truyền thông tin, để vận động các thành phần trong xã hội hiểu và biết, tự nguyện khi sử dụng nguồn năng lượng có hiệu quả, tiết kiệm nhất. Với các quyết tâm trên của toàn hệ thống, sau 5 năm triển khai thực hiện, mức năng lượng tiết kiệm đã đạt gần 6% trên tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia.
Công tác tuyên truyền vận động là khâu quan trọng trong Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quảÔng Trịnh Quốc Vũ - Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và TKNL cho biết, các con số trên thực tế đã phù hợp với mục tiêu chương trình trong giai đọan hiện nay. Tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ, tiềm năng TKNL cho cả nước trong thời gian tới còn rất lớn, có khả năng từ 20% đến 30%, nếu tích cực triển khai các hiệu quả đúng như mục tiêu của Chương trình trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn của chương trình trong giai đoạn qua, chính là nguồn kinh phí để triển khai các giải pháp TKNL, đây cũng là vấn đề mà Vụ phải quan tâm và giải quyết trong thời gian tới. Hiện nay, Vụ đang phối hợp với Ngân hàng thế giới để xây dựng dự án đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho vay vốn để cho các doanh nghiệp đầu tư vào các giải pháp TKNL, quy mô của dự án là 200 triệu USD, từ vốn vay VEEIE, dự án này hiện đang trong giai đoạn làm thủ tục đăng ký trình Thủ tướng phê duyệt các danh mục đầu tư. Tuy nhiên, 200 triệu USD cho lĩnh vực TKNL trong công nghiệp này mới chỉ là bước khởi đầu bởi vì các nhu cầu về vốn để thực hiện các giải pháp đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp TKNL là rất lớn.
Ngoài ra, hiện nay, Vụ Khoa học công nghệ và TKNL đang lên kế hoạch và triển khai chương trình trong giai đoạn 2016 - 2020 trình Chính phủ phê duyệt, mục tiêu trong giai đoạn mới, sẽ tập trung cho đầu tư giải pháp công nghệ, mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm trong các hộ gia đình, sản xuất công nghiệp.
Đáng giá về tác động Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ông Nguyễn Đình Hiệp - Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Việt Nam cho biết, chuyển động tích cực của các hoạt động về hiệu quả năng lượng trước thời điểm năm 2010 đã đặt ra nhu cầu cần có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, với các quy định chặt chẽ, toàn diện để điều chỉnh toàn bộ hành vi sử dụng năng lượng, quản lý các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách minh bạch có hiệu quả.
Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 là cần thiết, được ban hành vào đúng thời điểm thích hợp với điều kiện phát triển đất nước của Việt Nam, phù hợp với xu thể chung của thế giới; đồng thời, gián tiếp khẳng định các tác động của Luật ở tầm vĩ mô như là sự đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường; tác động trực tiếp việc nâng cao hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế và hội nhập khu vực thế giới.
Theo ông Nguyễn Đình Hiệp, trong điều kiện hiện nay khi nguồn năng lượng đang cạn kiệt, nguồn năng lượng bổ sung chưa có, thì việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả là lựa chọn hữu hiệu nhất không riêng gì ở Việt Nam mà còn ở quốc gia khác trên toàn thế giới. Do đó, nếu không có áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thi nhu cầu năng lượng chỉ tính riêng ngành công nghiệp sẽ được dự báo đến năm 2030 sẽ tăng gấp 04 lần so với năm 2007.
Một trong những giải pháp hiệu quả nhất của chương trình là công tác tuyên truyền, để góp phần nâng cao nhận thức toàn xã hội, song song đó, cần thúc đẩy xây dựng các cơ chế tài chính, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, thực hiện đổi mới trang thiết bị, nhất là các máy móc có tính tiết kiệm năng lượng hiệu quả cao.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Hiệp chia sẻ cũng phải cần nhìn nhận rằng, trong 5 năm qua, khi thực hiện chương trình, vẫn còn một số rào cản tồn tại, như: Không đầy đủ thông tin và thái độ hoài nghi, rất cần có sự tư vấn của các cơ quan quản lý; Thiếu các chuyên gia công nghệ; Vốn đầu tư ban đầu cao; Chi phí phát triển dự án cao; Thiếu hụt những nguồn tài chính; Doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức và chi phí năng lượng còn thấp.
Ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP. Hồ Chí Minh cho biết, hoạt động TKNL trong mục tiêu tăng trưởng xanh tại Thành phố năm 2015, có 117 doanh nghiệp xây dựng định mức tiêu thụ năng lượng, 952 doanh nghiệp thực hiện giải pháp TKNL, tổng điện năng tiết kiệm của riêng khối này đã là hơn 43,4 triệu kWh/năm và 462.000 lít/năm. Ông Tước cho rằng, muốn đạt được mục tiêu này, cần phải có sự hỗ trợ về mặt chủ trương, chính sách từ các cấp chính quyền địa phương, cụ thể hơn, như tại Thành phố Hồ Chí Minh, tất cả các loại mô hình doanh nghiệp, các đơn vị quản lý cơ sở hạ tầng đều phải ký cam kết với chính quyền TP trong việc thực hiện TKNL và đây cũng là chỉ tiêu để xét khen thưởng cuối năm theo tiêu chí của UBND Thành phố.
Theo ông Nguyễn Anh Vũ - Trưởng Ban Quan hệ cộng đồng Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh cho biết kết quả Chương trình Tiết kiệm điện của Tổng công ty trong giai đoạn 2011 - 2015. Dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đơn vị đã phối hợp với các Sở, ban ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và các cơ quan thông tin đại chúng, triển khai liên tục và đồng bộ nhiều giải pháp, chương trình để hướng dẫn, vận động các thành phần khách hàng trên địa bàn TP sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Riêng trong năm 2015, thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, đơn vị đã phối hợp với các bên liên quan triển khai 05 chương trình tiết kiệm điện, như: Chương trình thúc đẩy sử dụng điện năng lượng mặt trời nối lưới; Chương trình sử dụng đèn chiếu sáng tiết kiệm điện (LED); Chương trình bệnh viện xanh; Chương trình đốt rác phát điện; Chương trình xây dựng Mô hình hướng dẫn sử dụng TKNL cho các trường học trên địa bàn TP (24 mô hình cho 24 quận huyện).
Đặc biệt, Tổng Công ty đã phối hợp với Trung tâm TKNL TP, triển khai “Chương trình thí điểm xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư điện mặt trời trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2015”. Chương trình đã tập trung vào 03 nhóm đối tượng chính là: hộ gia đình, tòa nhà công sở (cơ quan hành chính sự nghiệp, bệnh viện, trường học) và doanh nghiệp với tổng kinh phí thực hiện là 10 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ tháng 5/2015 đến hết tháng 12/2016. Mục tiêu của chương trình: Thí điểm mô hình điện mặt trời nối lưới; Thí điểm cơ chế tài chính hỗ trợ, bù giá điện mặt trời; phát triển nâng công suất lắp đặt mới điện mặt trời đạt 790 kWp - 1MWp/năm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Anh Vũ nhấn mạnh, với các giải pháp đa dạng và sáng tạo nêu trên, tổng sản lượng điện tiết kiệm trên toàn TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt hơn 2,2 tỷ kWh. Công tác tiết kiệm điện đã mang lại hiệu quả hết sức lớn về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể như; tiết kiệm cho xã hội chi phí mua điện là hơn 3.700 tỷ đồng, góp phần giảm được gần 1.228.000 tấn CO2 phát thải ra môi trường, qua đó giúp giảm hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và giảm áp lực đầu tư nguồn điện.