Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 và 3 Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam. Thời gian đầu thành lập, đơn vị phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi lưới điện truyền tải Quốc gia chưa đáp ứng được yêu cầu truyền tải điện. Tình trạng quá tải xảy ra ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Đặc biệt hiện tượng quá tải xảy ra thường xuyên trên diện rộng ở khu vực miền Bắc và miền Nam, nguy cơ sự cố cao. Hơn nữa, giá truyền tải điện cũng quá thấp, chỉ chiếm khoảng 6% giá bán điện bình quân toàn EVN, chỉ đủ bù đắp chi phí sản xuất tối thiểu chưa bao gồm lỗ chênh lệch tỷ giá và không có đủ vốn đối ứng phục vụ đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư lưới điện truyền tải ngày càng tăng trong khi vốn khấu hao cơ bản của Tổng công ty chỉ đủ trả nợ gốc và lãi vay.
Bằng sự nỗ lực, cùng việc thực hiện các giải pháp đồng bộ và hiệu quả, chỉ 5 năm sau ngày thành lập, Tổng Công ty đã đóng điện, đưa vào vận hành an toàn 212 công trình, với tổng giá trị đầu tư gần 64.000 tỷ đồng. Trong đó đầu tư thuần đạt trên 35.000 tỷ đồng, đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện.
10 năm qua, Tổng công ty đã nỗ lực, hoàn thành các nhiệm vụ được giao, vận hành liên tục lưới điện truyền tải đảm bảo ổn định, an toàn, truyền tải hết công suất các nhà máy điện, cấp đủ điện cho các trạm biến áp phụ tải. Tổng sản lượng lũy kế tới cuối năm 2016 đạt 917 tỷ kWh. Năm 2017, truyền tải được 166,17 tỷ kWh, tăng gấp 2,33 lần so với năm 2008. Đến thời điểm này, hệ thống truyền tải điện quốc gia do EVNNPT quản lý, vận hành có tổng số 24.365km đường dây với tổng dung lượng máy biến áp là 77.613 MVA.
Hệ thống Truyền tải điện quốc gia đã vươn tới hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước và từng bước kết nối với lưới truyền tải điện của các nước trong khu vực. Tổng công ty cũng áp dụng nhiều công nghệ mới, hiện đại như đường dây nhiều mạch, nhiều cấp điện áp, cáp ngầm cao áp 220 kV, trạm GIS 220kV, trạm biến áp không người trực, hệ thống điều khiển tích hợp bằng máy tính, sử dụng thiết bị định vị sự cố cho các đường dây 500kV, 220kV. EVNNPT cũng đã ứng dụng thiết bị giám sát dầu online cho máy biến áp và kháng điện 500kV; Hoàn thành chương trình ERP tại Tổng công ty và các đơn vị thành viên; Công nghệ GIS được triển khai thử nghiệm tại các đơn vị để phục vụ kiểm tra đường dây truyền tải điện. Ngoài ra, đơn vị đã ứng dụng rộng rãi công nghệ GIS 3D và chụp ảnh hàng không trong khảo sát và thiết kế các dự án đầu tư xây dựng…
Trong thời gian tới EVNNPT sẽ tiếp tục triển khai các chương trình thuộc Đề án Lưới điện thông minh, đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện TBA không người trực. Đảm bảo đến hết năm 2020 sẽ chuyển 60% TBA 220 kV theo tiêu chí trạm không người trực. Các giải pháp giảm thiểu sự cố, công nghệ mới để giảm tổn thất lưới điện truyền tải cũng được Tổng công ty tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng. Công nghệ tiên tiến trong khảo sát, lập thiết kế, dự toán dự án được đẩy mạnh ứng dụng để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai dự án đầu tư xây dựng trong Tổng Công ty.
Với sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ, cùng những kết quả đã đạt được, 10 năm qua, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia và các đơn vị thành viên xứng đáng được đón nhận những phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam trao tặng: Huân chương Lao động hạng Ba năm 2013; 02 Bằng khen của Bộ Công Thương; 01 cờ thi đua xuất sắc và 02 Bằng khen của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Và nhiều phần thưởng cao quý khác của các đơn vị thành viên. Đó là niềm vinh dự và tự hào chung của hơn 7.651 cán bộ, công nhân viên Tổng Công ty để tiếp tục cuộc hành trình mới.
Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia: Chặng đường vươn tới thành công
TCCT
xây dựng được nền tảng hiện đại trong quản lý và truyền tải đã giúp Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) phát triển ngày càng bền vững, hướng mục tiêu đến năm 2025 là doanh nghiệp truyền tải