Lợi nhuận tăng nhờ doanh thu tài chính
Báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm của Tổng công ty VEAM nêu rõ, bước sang năm 2023 dịch Covid 19 cơ bản đã được kiểm soát, Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế. Tuy nhiên các dự địa của xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine đã tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có những tác động lớn tới các doanh nghiệp trong nước. nên việc tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong năm 2023 là rất khó khăn.
Hơn nữa VEAM còn một số vướng mắc chưa thể giải quyết dứt điểm. Lĩnh vực động cơ và máy nông nghiệp liên tục sụt giảm, kinh doanh ô tô vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.
Trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen, Công ty mẹ đã đã đảm bảo duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư có hiệu quả bền vững, từng bước cải thiện các chỉ tiêu tồn kho, phải thu, nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. Thận trọng xem xét, đánh giá tính khả thi của các dự án đầu tư mới và đầu tư bổ sung máy móc thiết bị của VEAM và các đơn vị có vốn góp của VEAM.
Báo cáo tại hội nghị cho thấy, Tổng công ty VEAM sau khi gặp nhiều khó khăn trong quý I đã có dấu hiệu tích cực trong quý II. Trong bối cảnh thị trường khó khăn, Tổng công ty VEAM đã tổ chức kết nối các đơn vị thành viên trên cơ sở đánh giá năng lực thiêt bị, lợi thế cạnh tranh của từng đơn vị. Hoạt động này đã giúp nâng cao hiêu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trong 6 tháng đầu năm.
Kết quả, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty VEAM sau khi gặp nhiều khó khăn trong quý I đã có dấu hiệu tích cực trong quý II. Giá trị sản xuất công nghiệp trong nửa đầu năm ước đạt 1.749,2 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch năm và bằng 90% cùng kỳ năm 2022. Doanh thu bán hàng ước đạt 2.258,2 tỷ đồng, đạt 41% kế hoạch năm và bằng 91% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 6.470,1 tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch năm và tăng 33%. Lợi nhuận tính chung nửa đầu năm 2023 của Tổng công ty VEAM tạm thời vượt mục tiêu kế hoạch năm và tăng mạnh so với cùng kỳ 2022.
Điểm sáng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ đến từ hoạt động đầu tư tài chính. Nửa đầu năm 2023, doanh thu tài chính Công ty mẹ VEAM ước đạt 6,406,8 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 6.253,1 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ 2022.
“Với việc nhiều khoản thu nhập tài chính đã được thực hiện trong nửa đầu năm 2023 trong khi nhiều khoản chi phí chưa được thực hiện nên lợi nhuận sau thuế tạm thời ghi nhận vượt kế hoạch 10%. Kế hoạch này có thể sẽ giảm nếu VEAM thực hiện trích lập dự phòng theo kế hoạch.” Ông Hồ Mạnh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc VEAM phát biểu tại Hội nghị.
Nhìn chung, so với kế hoạch, ngoại trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt dưới 50%, các chỉ tiêu còn lại đều thực hiện được tương đối cao.
Đóng góp chung vào kế hoạch nửa đầu năm của Tổng Công ty VEAM đến từ DISOCO, SVEAM, FUTU1 và FOMECO. Trong nhóm các công ty con, đây là 4 đơn vị, tuy doanh thu giảm so với cùng kỳ năm trước, vẫn là những đơn vị đóng góp trên 80% doanh thu của Công ty mẹ.
Các đơn vị như TAMAC, FOMECO, Cơ khí Trần Hưng Đạo, Viện Công nghệ, VETRANCO, Cơ khí Cổ Loa đều có kết quả nhuận cao hơn so với cùng kỳ năm trước.…Đặc biệt TAMAC và Viện Công nghệ là 2 đơn vị chuyển từ lỗ thành lãi. Tính chung, lợi nhuận của các công ty con đạt 116,8 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch và 94% cùng kỳ năm trước.
Các công ty liên doanh như HVN, TMV, FVL (VEAM góp vốn thông qua DISOCO) là các đơn vị đóng góp lớn vào hiệu quả của Công ty mẹ cũng như tạo ra ảnh hưởng lớn tới nhiều đơn vị có vốn góp VEAM nằm trong chuỗi cung ứng các dịch vụ và sản phẩm cho TMV và HVN.
Tháo gỡ khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ năm 2023
Hội nghị cũng giành thời gian thảo luận để tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị trong 6 tháng cuối năm 2023. Một trong những nội dung quan trọng được các đại điện đề xuất là tăng cường hoạt động hợp tác sản xuất nội bộ.
Trong thời gian qua, việc các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty VEAM tham gia chương trình hợp tác sản xuất nội bộ dưới sự điều phối, quản trị của Tổng công ty đã giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của VEAM cũng như các đơn vị thành viên từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng đầu năm.
Ông Hoàng Văn Minh, Giám đốc DISOCO, đơn vị đi đầu trong công tác hoạt động hợp tác sản xuất cho biết “Ngoài việc rà soát lại toàn bộ chi phí sản xuất, đào tạo về thị trường cho cán bộ để nắm được tình hình và tham gia vào công tác tìm kiếm khách hàng và phát triển thị trường. Hợp tác sản xuất nội bộ đã góp phần quan trọng vào kế quả 6 tháng đầu năm 2023 của DISOCO”.
“Tôi đánh giá cao việc hợp tác nội bộ và hoạt động này và cần được duy trì, đẩy mạnh trong thời gian tới”, ông Minh nhấn mạnh.
Bên cạnh DISOCO, TAMAC cũng là đơn vị điển hình về thành công trong hoạt động hợp tác nội bộ. Từ đơn vị có lợi nhuận âm, nhờ hợp tác sản xuất với các đơn vị thành viên trong VEAM, TAMAC đã giảm lỗ so với cùng kỳ năm 2022.
Ông Lê Việt Hùng – Tổng giám đốc Công ty SVEAM cũng đề xuất cần đẩy tăng cường hơn nữa hợp tác nội bộ trong Tổng công ty VEAM vì thị trường của các doanh nghiệp VEAM vẫn còn rất tiềm năng”.
Đối với kết quả của hoạt động hợp tác sản xuất trong thời gian qua, ông Phan Phạm Hà – Tổng Giám đốc VEAM cho biết ông ghi nhận sự chia sẻ giữa các đơn vị thành viên của VEAM, điển hình là DISOCO đã hỗ trợ hợp tác sản xuất với những đơn vị khó khăn trong thời gian vừa qua.
Năm 2023, VEAM đăt mục tiêu doanh thu của Công ty mẹ 1.187,3 tỷ đồng, gấp 2,2 lần năm 2022, tuy nhiên mục tiêu lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 1,2%, ở mức 5.6994 tỷ đồng so với năm 2022.
Để đạt mục tiêu này, VEAM tập trung tìm cách tháo gỡ khó khăn, giải quyết hàng tồn kho, công nợ…tìm kiếm đối tác, đưa ra các giải pháp phù hợp với các chi nhánh và kinh doanh thương mại của văn phòng công ty mẹ. Tiếp tục xem xét, chỉ đạo các đơn vị 100% vốn VEAM, người đại diện tại các công ty có vốn góp của VEAM thực hiện rà soát, điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch SXKD 2023 bám sát với thực tế của từng đơn vị.
Ông Nguyễn Khắc Hải – Chủ tịch Hội đồng quản trị đánh giá, nửa đầu năm 2023, trong bối cảnh khó, hoạt động SXKD của Công ty mẹ VEAM và một số đơn vị thành viên đã đạt được một số kết quả khả quan. Để hoàn thành kế hoạch nửa cuối năm 2023, ông Nguyễn Khắc Hải chỉ đạo “Cần tập trung nghiên cứu, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới. Cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Trong thời gian tới, VEAM sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác sản xuất giữa các đơn vị có vốn góp của VEAM một cách hiệu quả. Tiếp tục giải quyết các vấn đề còn tồn tại vướng mắc từ nhiều năm qua”.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện các mặt quản trị đối với công ty đại chúng quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển. Nâng cao vai trò định hướng, quản trị, quản lý của công ty mẹ đối với các công ty con nhằm đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty mẹ và các công ty con có hiêu quả bền vững.
Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo từ Hội đồng quản trị VEAM, thay mặt ban điều hành, ông Phan Phạm Hà – Tổng Giám đốc VEAM cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch HĐQT và cam kết đưa ra các nhóm giải pháp để hoàn thành mục tiêu kế hoạch nửa cuối năm 2023. Theo ông Phan Phạm Hà, nhóm giải pháp bao gồm, hỗ trợ các chi nhánh, công ty con (VM, THĐ, VCN, TAMAC,…) trong việc hợp tác sản xuất nội bộ và phát triển sản phẩm mới để tăng cường hiệu quả SXKD, hướng tới mục tiêu giảm lỗ và dần có lãi. Tăng cường hỗ trợ các đơn vị trong công tác đào tạo, xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường, phát triển thị trường…Đồng thời tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất các sản phẩm trong ngành công nghiệp hỗ trợ với các đối tác trong và ngoài nước để xuất khẩu các sản phẩm của VEAM. Phối hợp nghiên cứu thiết kế, mua mẫu, chế thử sản phẩm phụ tùng máy nông nghiệp với các đơn vị thành viên có nhu cầu.