Việt Nam là một trong những điểm dừng chân cuối cùng trên chuyến Du hành của Energy Observer ở Đông Nam Á, sau một sự kiện lớn ở Singapore quy tụ con tàu và làng triển lãm giáo dục, và một chặng đường kéo dài nhiều tuần lễ ở Thái Lan để ghi lại những thách thức đối với quá trình chuyển đổi năng lượng và sinh thái của đất nước này.
Với mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua những đóng góp bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững cũng như đẩy mạnh tuyên truyền cộng đồng về những vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, Tập đoàn Toyota toàn cầu và một số đối tác khác đã đồng hành cùng dự án này.
Giống như những lần trước, điểm dừng chân này sẽ là cơ hội chào đón tất cả các bên tham gia vào các vấn đề này, bao gồm cả các đối tác của dự án. Chẳng hạn như Tập đoàn Toyota toàn cầu hay Tập đoàn BPCE đang kỷ niệm 30 năm thành lập tại Việt Nam, Qair đang phát triển các dự án đổi mới sáng tạo sử dụng năng lượng mặt trời và gió, Air Liquide có kế hoạch tăng gấp đôi khoản đầu tư tại đây, và tập đoàn Accor, cũng như CMA CGM đều đang hoạt động tích cực tại Việt Nam.
Do đó, thủy thủ đoàn của Energy Observer có thể giới thiệu hệ thống không phát thải tự động của con tàu cho hàng trăm du khách và các nhà hoạch định chính sách, cho nhiều sinh viên và học sinh với sự phối hợp của Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP. Hồ Chí Minh.
Việt Nam và những thách thức của quá trình chuyển đổi
Giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam phải đối mặt với một bài toán hóc búa: làm thế nào để dung hòa giữa tốc độ tăng trưởng nhanh với nhu cầu năng lượng đã tăng gấp 5,5 lần trong vòng 20 năm, và đạt mức trung hòa cacbon cần thiết, mà vẫn đảm bảo phát triển các nguồn năng lượng tái tạo?
Vào tháng 2 năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã công bố dự thảo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030. Quy hoạch dự kiến sẽ tăng công suất năng lượng gió và mặt trời hiện tại, nghĩa là trước tiên phải cải thiện cơ sở hạ tầng để đảm bảo hoạt động ổn định, với tỷ trọng năng lượng tái tạo lớn hơn.
Hiện nay, hơn một nửa sản lượng điện của cả nước là từ than và khoảng 20% từ thủy điện. Các nguồn năng lượng tái tạo khác chiếm 5% điện năng của Việt Nam. Tỷ trọng năng lượng tái tạo ngoài thủy điện này dự kiến sẽ đạt 25% vào năm 2030 và lên đến 42% vào năm 2045.
Bên cạnh việc đầu tư vào năng lượng tái tạo, Việt Nam cũng có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng điện than vào năm 2030 để đáp ứng mức tăng trưởng dự báo 10%/năm về tiêu thụ điện trong vòng 10 năm tới. Tổng mức đầu tư cho giai đoạn 2021-2030 là 128,3 tỷ USD, trong đó cho nguồn điện là 950 triệu USD và cho lưới điện là 32,9 tỷ USD.
Những thách thức phức tạp và mang tính quyết định đối với tương lai của đất nước, mà nhóm thuyền viên sẽ ghi lại trong vài tuần tới bằng cách mở rộng tầm nhìn sang các chủ đề khác: ô nhiễm và tái chế nhựa, khu dự trữ sinh quyển của UNESCO, tuabin gió gần bờ, năng lượng cacbon thấp và độ mặn của sông Mekong. Các vấn đề này có sự kết nối hoàn toàn phù hợp với 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững mà tàu Energy Observer là đại sứ đầu tiên của Pháp.
Energy Observer, con tàu độc nhất vô nhị trên thế giới
Khởi hành vào năm 2017 từ Saint-Malo, cảng quê hương của con tàu, Energy Observer đã đi hơn 50.000 hải lý, thực hiện 72 lần dừng chân, trong đó có 16 lần tổ chức làng giáo dục lưu động và đến thăm hơn 40 quốc gia. Được nâng cấp từ một con tàu hai thân huyền thoại, từng là chiếc thuyền buồm chiến thắng cuộc đua vòng quanh thế giới cùng với Sir Peter Blake, Energy Observer là một phòng thí nghiệm chuyển đổi sinh thái được thiết kế để thúc đẩy các giới hạn của công nghệ không phát thải. Năng lượng hydro, mặt trời, gió, thủy triều, mọi giải pháp đều được trải nghiệm, thử nghiệm và tối ưu hóa ở đó để biến năng lượng sạch trở thành giải pháp cụ thể và dành cho mọi người
“Kể từ khi bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới năm 2017, chúng tôi đã có cơ hội đào sâu nghiên cứu mọi thách thức về năng lượng và chuyển đổi năng lượng mà các chủ thể khác nhau trong lĩnh vực này phải đối mặt. Dù có khó khăn trong việc thay đổi mô hình năng lượng, tôi nhận thấy rằng từ phía người dân, chính quyền hay doanh nghiệp đều thật sự mong muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này.
Các chiến lược và công nghệ trung hòa khí thải gây hiệu ứng nhà kính của chúng ta đã chín muồi để có thể huy động hàng loạt nguồn vốn đầu tư vào các công nghệ cacbon thấp và qua đó giúp cho mọi người đều có thể tiếp cận được”, Victorien Erussard, Thuyền trưởng và nhà sáng lập của Energy Observer chia sẻ.
Chuyến Du hành đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và sinh thái
Đứng trước nhiều thách thức mà nhân loại trên toàn thế giới phải đối mặt, nhiệm vụ chính trong chuyến thám hiểm của Energy Observer chính là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thông qua đổi mới sáng tạo, bằng cách chứng minh rằng các công nghệ và sự kết hợp năng lượng trên tàu hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt và có thể được nhân rộng hơn cả trên đất liền và trên biển.
Với tư cách là đại sứ đầu tiên của Pháp cho 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững, chuyến du hành vòng quanh thế giới này cũng nhằm khảo sát toàn bộ những giải pháp có lợi cho quá trình chuyển đổi sinh thái và nâng cao nhận thức của mọi đối tượng, từ những nhà hoạch định chính sách cho đến các nhà công nghiệp, về sự chuyển đổi cần thiết này thông qua một loạt nội dung truyền cảm hứng và mang tính giáo dục (phim tài liệu, loạt phim đăng tải trên web, bài báo khoa học, triển lãm lưu động...).
Định hướng và nỗ lực bảo vệ môi trường của Toyota toàn cầu và Toyota Việt Nam
Toyota, một công ty hướng tới phát triển một xã hội hydro dựa trên thách thức "Thiết lập một xã hội tương lai hài hòa với thiên nhiên" như đã nêu trong Thách thức Môi trường 2050, phù hợp với sứ mệnh và các hoạt động của Energy Observer. Từ điểm chung đó, hai bên đã làm việc chặt chẽ với nhau về cách một hệ thống pin nhiên liệu hydro có thể thích ứng với các ứng dụng hàng hải, điều này đã dẫn đến sự ra đời của hệ thống và công nghệ pin nhiên liệu hàng hải của Toyota.
Hệ thống pin nhiên liệu dành riêng cho hàng hải được Trung tâm Kỹ thuật Toyota Châu Âu phát triển chỉ trong vòng bảy tháng. Để đảm bảo tính tương thích, mô-đun pin nhiên liệu Toyota đã được thử nghiệm với Energy Observer. Energy Observer được thiết lập để được hưởng lợi từ hệ thống pin nhiên liệu hàng hải Toyota có khả năng cung cấp nhiều năng lượng, hiệu quả và độ tin cậy hơn khi lộ trình tham quan của nó bao gồm băng qua Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Với mục tiêu hiện thực hóa một thế giới mà mọi người trên hành tinh này có thể tiếp tục sống hạnh phúc, Toyota đang nỗ lực để đạt được trung hòa Carbon. Mỗi thành viên ở Toyota tin rằng việc đạt được trung hòa Carbon là nghĩa vụ và sứ mệnh của Toyota với tư cách là một Công ty toàn cầu là tạo ra hạnh phúc bao phủ.
Tại Việt Nam, bên cạnh nỗ lực mang lại những sản phẩm và dịch vụ chất lượng tới khách hàng, Toyota Việt Nam luôn nỗ lực trở thành một “Doanh nghiệp xanh” bằng các giải pháp môi trường toàn diện: Nỗ lực hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe xanh cho người Việt khi tiên phong giới thiệu các dòng xe Hybrid, nghiêm túc thực hiện chu trình xanh khép kín trên toàn hệ thống từ nhà máy, nhà cung cấp và đại lý nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường đất, nước, không khí; giảm phát thải khí CO2, cùng nhiều hoạt động đóng góp bảo vệ môi trường ý nghĩa cho cộng đồng và xã hội.
con tàu Energy Observer:
Energy Observer vốn là tên của con tàu hydrogen đầu tiên tự hành và không phát thải, vừa là phương tiện vận động vừa là phòng thí nghiệm cho quá trình chuyển đổi sinh thái. Việc phát triển các giải pháp lượng đáng tin cậy, bền vững, không phát thải khí độc và chi phí phải chăng là trọng tâm của những thách thức của chuyến du hành và của công ty con EODev. Những thành viên của EODev đi vòng quanh thế giới trong 7 năm, dừng chân ở những thành phố mang tính biểu tượng, gặp gỡ nhiều phụ nữ và nam giới, những người đã dành tâm huyết để tạo ra các giải pháp bền vững và tôn trọng hành tinh.
Đại sứ Pháp đầu tiên của 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững do LHQ đề ra, sứ mệnh của họ -được củng cố bởi quỹ tài trợ Energy Observer Foundation - là nâng cao nhận thức của nhiều đối tượng về những thách thức của quá trình chuyển đổi sinh thái và khám phá các giải pháp chứng minh rằng một tương lai năng lượng khác là điều có thể thực hiện được.
Energy Observer đã nhận được sự Bảo trợ cấp cao của Ngài Emmanuel Macron, Tổng thống nước Cộng hòa Pháp. Con tàu này cũng có sự hỗ trợ chính thức của Bộ Chuyển đổi Sinh thái, UNESCO, Liên minh châu Âu, của Irena (Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế) và Ademe (Cơ quan Môi trường và Quản lý năng lượng Pháp).