VIỆN NĂNG LƯỢNG

Quyết định số 4026/QĐ-BCT, ngày 29/7/2010 của Bộ Công Thương phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Năng lượng.

1. Thông tin chung về tổ chức

- Tên đơn vị bằng tiếng Việt:   Viện Năng lượng

- Tên đơn vị bằng tiếng Anh:   Institute of Energy

- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: IE

- Địa chỉ: Số 6, Phố Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự; Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội;

- Điện thoại: 02438529302               Fax: 02438529302

- Email: phuctk@ievn.com.vn; bbt@ievn.com.vn;        

- Website: http://www.ievn.com.vn

- Viện trưởng: TSKH Trần Kỳ Phúc

- Quyết định số 4026/QĐ-BCT, ngày 29/7/2010 của Bộ Công Thương phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Năng lượng.

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ số A-041 đăng ký lần đầu ngày 02/02/1994 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Giấy phép hoạt động điện lực số 64/GP-BCN của Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương, với phạm hoạt động bao trùm các lĩnh vực tư vấn thiết kế các công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời, thủy điện; các công trình nhà máy nhiệt điện không giới hạn quy mô công suất lắp đặt; các công trình đường dây và trạm biến áp không giới hạn quy mô cấp điện áp; tư vấn giám sát thi công các công trình nhà máy thủy điện, điện gió, điện điện mặt trời, các công trình đường dây và trạm biến áp; các công trình nhà máy nhiệt điện không giới hạn quy mô công suất lắp đặt,...

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế tổ chức khoa học và công nghệ số 0109000010, đăng ký lần đầu ngày 06/8/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.

- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng số BXD-00049599 của Bộ Xây dựng với phạm vi hoạt động hạng I trong các lĩnh vực: Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp (năng lượng); tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình công nghiệp (năng lượng); khảo sát xây dựng,...

1. Ngành nghề lĩnh vực hoạt động

1.1. Về tham mưu, tư vấn chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển năng lượng, điện lực quốc gia

- Tham mưu, tư vấn hoạch định chính sách, chiến lược phát triển năng lượng; tham gia xây dựng, điều chỉnh và bổ sung các văn bản pháp luật lĩnh vực năng lượng;

- Lập, tham gia lập quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, tham mưu các giải pháp, kế hoạch điều hành triển khai thực hiện quy hoạch;

- Chủ trì lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (QHĐ) các giai đoạn, thời kỳ (QHĐ IV, V, VI, VII, VII ĐC, VIII), kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch;  tham gia lập các Tổng sơ đồ (Quy hoạch) điện I, II và III do chuyên gia Liên Xô cũ giúp Việt Nam thực hiện;

- Chủ trì, tham gia xây dựng các đề án phát triển năng lượng tái tạo quốc gia; đề án phát triển nguồn nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân; chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo;

- Chủ trì, tham gia xây dựng phương án phát triển năng lượng, điện lực cho các vùng lãnh thổ, phương án phát triển năng lượng/điện lực các tỉnh, thành phố trong các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, các khu công nghiệp và khu dân cư trong phạm vi cả nước và trong khu vực;

- Lập phương án đấu nối các nhà máy điện, phát triển hệ thống truyền tải liên kết các nước láng giềng với hệ thống điện quốc gia;

- Xây dựng ngân hàng dữ liệu, các đơn giá, định mức cơ sở, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật về năng lượng/điện lực phục vụ quản lý điều hành của Bộ Công Thương;

- Tham gia nghiên cứu biên soạn các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn phục vụ cho phát triển ngành năng lượng.

1.2. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ, năng lượng, môi trường

a) Nghiên cứu năng lượng chung

- Nghiên cứu, điều tra, khảo sát và đánh giá tiềm năng, trữ lượng các nguồn năng lượng sơ cấp điện gió, điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, điện sinh khối, năng lượng sóng biển, thủy triều,….;

- Nghiên cứu các vấn đề về chuyển dịch năng lượng trong lộ trình hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, dự báo nhu cầu năng lượng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, các vấn đề về phát triển thị trường năng lượng;

- Nghiên cứu khả năng phát triển trao đổi năng lượng với các nước trong khu vực, triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong lĩnh vực phát triển năng lượng.

b) Nhiệt điện

- Nghiên cứu, làm chủ và áp dụng vào thực tế các công nghệ tiên tiến trong các nhà máy nhiệt điện than, khí, LNG, điện rác và phát triển công nghệ khí hoá than;

- Nghiên cứu chuyển đổi, phối trộn nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện than, nhiệt điện khí, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn năng lượng hoá thạch;

- Nghiên cứu công nghệ phòng ngừa, bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các nhà máy nhiệt điện, lộ trình nâng cao giá trị sản xuất trong nước và chuyển đổi số các nhà máy nhiệt điện.

c) Điện hạt nhân

- Nghiên cứu công nghệ nhà máy điện hạt nhân, công nghệ và thiết bị lò phản ứng nước nhẹ tiên tiến trên thế giới;

- Nghiên cứu thị trường đảm bảo cung cấp nhiên liệu hạt nhân, các giải pháp xử lý, lưu trữ chất thải phóng xạ;

- Đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu các phương pháp phân tích an toàn hạt nhân, xây dựng và tham gia phân tích, đánh giá an toàn của nhà máy điện hạt nhân.

d) Thuỷ điện

- Nghiên cứu khai thác, nâng cao các công trình thủy điện đạt hiệu quả;

- Nghiên cứu nâng cấp, hiện đại hóa, tự động hoá trong xây dựng và quản lý vận hành các công trình thủy điện, thủy điện tích năng, điện thủy triều;

- Nghiên cứu xây dựng qui trình quản lý,  vận hành các hồ chứa, đánh giá môi trường, an toàn đập và điều tiết lũ các nhà máy thuỷ điện, đo đạc chất lượng nước, bồi lắng và tuổi thọ hồ chứa,...;

- Nghiên cứu, thí nghiệm thủy lực các công trình thuỷ điện, thủy lợi, xây dựng bản đồ ngập lụt công trình thủy điện trên các hệ thống lưu vực sông.

e) Năng lượng tái tạo

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích và hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, điện sinh khối, năng lượng hydro,…), sản xuất điện nối lưới;

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý, vận hành và khai thác điện năng lượng tái tạo trong các hệ thống điện độc lập;

- Nghiên cứu hoàn thiện, phát triển các công nghệ năng lượng tái tạo phù hợp với điều kiện Việt Nam, nâng cao giá trị gia tăng trong nước trong chuỗi sản xuất các thiết bị năng lượng tái tạo;

- Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực năng lượng tái tạo;

- Nghiên cứu, cơ chế, chính sách phát triển thị trường các-bon cho các dạng năng lượng tái tạo.

f) Truyền tải và phân phối điện, kỹ thuật điện, vật liệu điện

- Nghiên cứu các cấp điện áp hợp lý, cấu hình lưới tối ưu, khả năng truyền tải điện một chiều điện áp cao và siêu cao, lưới điện thông minh, hệ thống điện đấu nối điện gió ngoài khơi,…;

- Nghiên cứu bảo vệ chống quá điện áp nội bộ và chống sét cho đường dây và trạm biến áp, kết cấu tối ưu trạm biến áp cho từng vùng địa hình và loại phụ tải đặc trưng;

- Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ hệ thống lưu trữ năng lượng (BESS), công nghệ ICE trong hệ thống điện có nguồn năng lượng tái tạo với tỷ lệ cao, các giải pháp công nghệ cấp điện cho các khu vực hải đảo không có lưới điện quốc gia sử dụng nguồn năng lượng tái tạo;

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong đo lường, giám sát, điều khiển, bảo vệ, quản lý vận hành và chuyển đổi số trong hệ thống điện truyền tải, phân phối;

- Triển khai các nghiên cứu cơ bản: Vật lý khí quyển như sét và nhiễu loạn khí quyển; các hiệu ứng điện trường và những ứng dụng của chúng; vật liệu cách điện, siêu dẫn, các loại vật liệu điện khác.

g) Lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững

- Đánh giá môi trường chiến lược và tác động môi trường các dự án năng lượng;

- Nghiên cứu thiết kế và triển khai hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức thí điểm các chương trình về dấu vết các-bon, chứng chỉ năng lượng tái tạo, nhãn các-bon, các cơ chế bù trừ, cơ chế tín chỉ các-bon hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu về giảm phát thải khí nhà kính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế;

- Nghiên cứu xây dựng và ban hành quy định về hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm tra về phát thải khí nhà kính (Hệ thống MRV) trong các cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm;

- Nghiên cứu công nghệ và thiết bị xử lý môi trường các nhà máy điện, các giải pháp công nghệ về giảm phát thải khí CO2;

- Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của tiết kiệm năng lượng, kiểm toán môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu đến biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường;

- Xây dựng cơ sở thí nghiệm khoa học, hỗ trợ cho việc nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan đến môi trường.

1.3. Tư vấn và dịch vụ khoa học công nghệ

- Tư vấn lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, bản vẽ thi công, thẩm tra thiết kế, lập hồ sơ thầu, giám sát xây dựng công trình:

+ Các nhà máy nhiệt điện, thủy điện và nhà máy điện hạt nhân;

+ Các công trình đường dây và trạm biến áp không giới hạn cấp điện áp;

+ Các công trình xây dựng, công nghiệp và dân dụng;

+ Các công trình năng lượng tái tạo;

+ Các dự án về sản xuất thiết bị điện, vật liệu điện và bảo vệ chống sét cho các công trình;

- Tư vấn và thực hiện các vấn đề về tiết kiệm và bảo tồn năng lượng, kiểm toán năng lượng và quản lý dữ liệu năng lượng;

- Tư vấn kiểm định, thử nghiệm các thiết bị và vật liệu điện và đo đạc các hiệu ứng điện từ trường;

- Thực hiện các dự án cơ chế phát triển sạch và các vấn đề về biến đổi khí hậu;

- Chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và sản phẩm mới, vật tư, thiết bị, linh kiện, dây chuyền công nghệ thuộc lĩnh vực hoạt động của Viện;

- Thí nghiệm mô hình thủy lực;

- Khảo sát xây dựng;

- Xây lắp các công trình điện và năng lượng tái tạo;

- Xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ, kỹ thuật và sản phẩm mới, vật tư, thiết bị, linh kiện, dây chuyền công nghệ thuộc lĩnh vực hoạt động của Viện;

- Mua bán trực tiếp công nghệ, kỹ thuật và sản phẩm mới, vật tư, thiết bị, linh kiện, dây chuyền công nghệ thuộc lĩnh vực hoạt động của Viện.

1.4. Lĩnh vực đào tạo và hợp tác khoa học công nghệ

1.5. Lĩnh vực kinh doanh hợp pháp khác

2. Quá trình hình thành và phát triển

- Viện Năng lượng, tiền thân từ Viện Thiết kế tổng hợp, thành lập năm 1960; với chặng đường dài xây dựng và phát triển, qua các lần chia tách, sáp nhập, năm 1989 Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công Thương) hợp nhất hai Viện: Viện Năng lượng và điện khí hóa với Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật điện thành Viện Năng lượng ngày nay.

- Mô hình tổ chức của Viện hiện nay gồm 10 phòng, 4 trung tâm: Tổ chức hành chính, Kế hoạch, Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tài chính kế toán, Hệ thống điện, Quy hoạch lưới điện, Kinh tế năng lượng, Xây dựng khảo sát, Môi trường và phát triển bền vững, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Điện cao áp (hoạt động theo cơ chế hạch toán độc lập); Trung tâm Tư vấn Năng lượng và chuyển giao công nghệ, Trung tâm Năng lượng tái tạo, Trung tâm Tư vấn Nhiệt điện và điện hạt nhân, Trung tâm Thuỷ điện.

2.1. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ

- Tổng số cán bộ công nhân viên: 182

- Tiến sĩ khoa học: 1

- Tiến sĩ: 8

- Thạc sĩ: 75

- Kỹ sư/cử nhân: 85

- Nhân viên khác: 14

2.2. Các phần thưởng cao quý

- Huân chương Độc lập hạng Nhì, năm 2020;

- Huân chương Độc lập hạng Ba, năm 2010;

- Huân chương Lao động hạng Nhất, năm 2005;

- Huân chương Lao động hạng Nhì, năm 1999;

- Huân chương Lao động hạng Ba, năm 1986.

- Cờ thi đua Chính phủ các năm 2010, 2011, 2013, 2015, 2018.

- Cờ thi đua Bộ Công Thương các năm 2012, 2014, 2016, 2017, 2018.

- Cùng nhiều Danh hiệu thi đua của các Bộ, ban ngành khác liên tục các năm 2010-2020.

2.3. Các giải thưởng về khoa học công nghệ

- Giải nhất Giải thưởng của Quỹ sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC), Đề tài ứng dụng "Nghiên cứu, thiết kế ứng dụng vòi phun đốt than bột dạng UD cho lò hơi Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình".

- Giải ba Giải thưởng của Quỹ sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC), Đề tài nghiên cứu của Viện Năng lượng về “Thiết kế xây dựng công trình khí sinh học hình ống quy mô trung bình”.