Thông tin chung về Tổ chức
- Tên đơn vị bằng tiếng Việt: Viện Nghiên cứu Da - Giày
- Tên đơn vị bằng tiếng Anh: Leather and Shoe research institute
- Tên viết tắt: LSI
- Địa chỉ: 160 Hoàng Hoa Thám, P. Thuỵ Khuê, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
- Điện thoại: 024.3845214 Fax: 024.3845214
- Email: vdg@lsi.com.vn Website: http://www.lsi.com.vn
- Viện trưởng: TS. Nguyễn Chí Thanh
I. Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển, định mức kinh tế kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn ngành công nghiệp da - giày;
- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng chuyển giao công nghệ da - giày; thiết kế, chế tạo, lắp đặt và cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, hoá chất, máy móc, thiết bị đồng bộ thuộc dây chuyền công nghệ chuyên ngành và các ngành kinh tế khác;
- Nghiên cứu, thiết kế mẫu mốt thời trang, chuyển giao công nghệ; tổ chức các hoạt động trình diễn và định hướng thời trang phục vụ cho người tiêu dùng.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu thiết kế thời trang thuộc ngành da - giày với các cơ quan, đơn vị và cá nhân ở trong và ngoài nước.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, điều hành sản xuất - kinh doanh và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ ; tổ chức đào tạo sau đại học, trên đại học; đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ sản xuất - kinh doanh chuyên ngành và xuất khẩu lao động;
- Giám định, kiểm định, kiểm tra chất lượng, kiểm chuẩn nguyên phụ liệu, sản phẩm, bán sản phẩm, hoá chất, dây chuyền công nghệ, các công trình khoa học và các loại thiết bị, máy, phụ tùng chuyên ngành; thực hiện các dịch vụ phân tích, kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bán sản phẩm, sản phẩm thuộc ngành da giày, công nghiệp hoá chất, công nghiệp chế biến;
- Tổ chức các hoạt động thông tin khoa học, công nghệ và kinh tế ngành da - giày;
- Hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước trong chuyển giao công nghệ, đầu tư trực tiếp, liên doanh liên kết, dịch vụ khoa học, công nghệ, xuất bản các ấn phẩm thời trang giày dép và tạp chí công nghệ về lĩnh vực da - giày và các ngành kinh tế khác;
- Tư vấn đầu tư, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành các thiết bị, máy thuộc dây chuyền công nghệ chuyên ngành;
- Sản xuất, kinh doanh, gồm:
+ Các sản phẩm da - giày, đồ dùng bằng da, giả da;
+ Nguyên, phụ liệu phục vụ ngành da - giày, may mặc;
+ Các thiết bị, dây chuyền đồng bộ về chế biến da, giả da;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, sản phẩm từ da, vật tư kỹ thuật, hoá chất, máy, thiết bị và dây chuyền công nghệ chuyên ngành và các ngành kinh tế khác;
- Dịch vụ môi trường cho các doanh nghiệp da giày và doanh nghiệp các ngành công nghiệp khác.
II. Quá trình hình thành và phát triển
Viện Nghiên cứu Da Giầy tiền thân là Phòng Nghiên cứu thuộc da thuộc Bộ Công nghiệp Nhẹ được thành lập ngày 21 tháng 6 năm 1973. Viện có trụ sở chính tại 160 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội; Cơ sở 1 tại 20 phố Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội và Cơ sở 2 tại phường Đồng Nguyên, thị xã Từ sơn, Bắc Ninh.
Trong hơn 48 năm hình thành và phát triển, Viện đã và đang chủ trì thực hiện gần 200 đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NCKH&PTCN); dự án sản xuất thử nghiệm (SXTN) cấp Bộ; tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành; đề tài NCKH&PTCN và dự án SXTN cấp Nhà nước; Dự án Quốc tế. Hầu hết các đề tài, dự án được nghiệm thu xếp loại Đạt trở lên, trong đó có một số xếp loại xuất sắc.
Viện đã công bố một số công trình khoa học được đăng trên các tạp chí, hội nghị trong nước và trên thế giới, đồng thời liên tục được chọn là cơ quan chủ trì Chương trình nghiên cứu KHCN trọng điểm của Nhà nước (Chương trình KC.07…).
Bên cạnh việc nghiên cứu ứng dụng, Viện tập trung chủ yếu vào nghiên cứu phát triển các công nghệ, hoàn thiện công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; tập trung hoàn thiện các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như: các loại da đặc chủng (da cá sấu, da đà điểu), các loại giầy dép thời trang cao cấp; xây dựng cơ chế chính sách; cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng giáo án điện tử, từ điển điện tử… Các đề tài, dự án của Viện đều mang tính thiết thực, phù hợp với chủ trương phát triển KHCN của Đảng và Nhà nước, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn của ngành, góp phần giải quyết các vấn đề ngành đang gặp phải như: vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường; cơ chế chính sách cho ngành; xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành; phát triển công nghiệp phụ trợ; nghiên cứu ứng dụng nguyên vật liệu mới góp phần giải quyết vấn đề nguyên phụ liệu, một trong các nguyên nhân chính làm hạn chế sự phát triển của ngành Da-Giầy Việt Nam.
Với thành tích đạt được, Viện đã vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì và hạng Ba. Hiện nay với vai trò là một Viện nghiên cứu triển khai KH&CN đầu ngành trực thuộc Bộ Công Thương hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ, NCKH&PTCN vẫn được coi là một trong các nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Viện.
III. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ
- Tổng số cán bộ công nhân viên: 84 người
- Tiến sỹ: 02 người
- Thạc sỹ: 21 người
- Đại học: 28 người
- Cao đẳng: 03 người
- Nhân viên khác: 30 người
IV. Các phần thưởng cao quý
V. Các giải thưởng về khoa học công nghệ
- Giải thưởng VIFOTEC: Đạt giải Khuyến khích Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam năm 2021.