Việt Nam - Phần Lan: Khởi động các dự án MiniSCADA

Sáng ngày 7/3/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Ngoại thương và Phát triển - Bộ Ngoại giao Phần Lan - bà Lenita Toivakka và cộng sự. Buổi trưa cùng ngày, tạ

Những nền móng hợp tác trong xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước liên tục tăng qua các năm, đạt khoảng 200-300 triệu USD/năm. Do Phần Lan là nước nhỏ, lại cách xa Việt Nam về mặt địa lý và Phần Lan cũng không phải là nơi trung chuyển hàng hóa nên kim ngạch hai nước cũng chỉ tăng ở mức độ nhất định. Phần Lan ủng hộ EU trao cho ta Quy chế kinh tế thị trường, không ủng hộ việc áp đặt thuế chống bán phá giá lên giày mũi da của Việt Nam xuất vào EU.

Năm 2014, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt xấp xỉ 257,8 triệu USD tăng 12,7% so với năm 2013, trong đó xuất khẩu Việt Nam sang Phần Lan đạt 104,6 triệu USD, tăng 32,5% so với năm 2013 và nhập khẩu đạt 153,7 triệu USD tăng 2,33%.

Năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 322,2 triệu USD tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó xuất khẩu đạt 117,7 triệu USD tăng 12,5%, nhập khẩu đạt 204,5 triệu USD tăng 33,05%.

                                     Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Phần Lan qua các năm

Đơn vị triệu USD

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Xuất khẩu

134,34

79,5

68,4

87,0

99,70

78,9

104,6

117,7

Nhập khẩu

105,23

149,2

122,3

124,0

204,32

149,7

153,7

204,5

Tổng KN

239,57

228,7

190,7

211,0

304,02

228,7

258,3

322,2

Tăng trưởng

-4,5%

-16%

10,6%

44,0%

-24%

12,9%

24,7%

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Phần Lan là cà phê, cao su, giày dép, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, xe đạp, máy vi tính, linh kiện điện tử, phụ tùng... Hầu hết những mặt hàng này đều nằm trong nhóm hàng Phần Lan ít hoặc đã giảm sản xuất trong khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng.

Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Phần Lan gồm thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, truyền thông, nguyên liệu dệt may, da giầy, chất dẻo, máy móc thiết bị phụ tùng, sắt thép các loại... là thế mạnh của Phần Lan và phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam.

Trong những năm gần đây, mặt hàng xuất khẩu giầy dép và dệt may có xu hương tăng, tuy nhiên mặt hàng linh kiện điện tử giảm mạnh do Công ty Nokia đã chuyển sở hữu sang Microsoft.

MiniSCADA mở thêm những triển vọng hợp tác mới

Bên cạnh sự hợp tác thương mại lâu dài này, những hỗ trợ của Phần Lan về ODA và các khoản vay ưu đãi cho Việt Nam còn tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu mà Việt Nam có nhu cầu, trong đó có lĩnh vực phát triển công nghệ thông tin trong ngành Điện.

Cụ thể từ năm 2006, với khoản tín dụng ưu đãi 10,5 triệu EUR từ chính phủ Phần Lan, Tổng công ty Điện lực miền Trung đã đầu tư xây dựng hệ thống MiniSCADA tại 04 thành phố miền Trung và Tây Nguyên. Qua quá trình vận hành, các hệ thống đã phát huy được việc tối ưu hóa trong vận hành, giảm nguy cơ tại nạn điện cho công nhân vận hành đặc biệt trong mua mưa bão và nâng cao độ tin cây cung cấp điện cho khách hàng.

Với sự nỗ lực của các Bên liên quan, đến nay, Hiệp định tín dụng cho khoản vay đầu tư xây dựng thêm 02 hệ thống MiniSCADA tại các Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã có hiệu lực.

Các dự án MiniSCADA trước đây cũng như 2 Dự án này và các dự án tiếp theo sẽ góp phần tạo tiền đề để phát triển lưới điện thông minh (smart grid) tại Việt Nam và qua đó, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho 2 thành phố Tam Kỳ và Pleiku tại miền Trung Việt Nam. Trong thời gian tới, ngành Điện nói chung và Tổng Công ty Điện lực miền Trung nói riêng sẽ nhận được thêm nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ Phần Lan trên mọi lĩnh vực liên quan, cũng như tiếp cận được những khoản tín dụng ưu đãi từ Chính phủ Phần Lan để tiếp tục đầu tư hiện đại hóa lưới điện phù hợp với lộ trình phát triển Hệ thống điện của Việt Nam.

Tại lễ khởi động, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã bày tỏ sự cảm ơn và đánh giá cao đối với cá nhân Bà Bộ trưởng Lenita Toivakka và cộng sự của Bà đã đến tham dự Lễ khởi động các dự án MiniScada thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) và thành phố Pleiku (Gia Lai).

Đồng thời, Thứ trưởng cũng cảm ơn sự hỗ trợ và hợp tác của Phần Lan dành cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với những công trình phúc lợi dân sinh như xây dựng và cải tạo hệ thống cấp nước Hà Nội; Cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước ở Hải Phòng; hỗ trợ phát triển lâm nghiệp, phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo, văn hoá, năng lượng.

Thay mặt Bộ Công Thương, Thứ trưởng cũng yêu cầu Tổng công ty Điện lực miền Trung và Nhà cung cấp ABB Oy sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA từ Chính phủ Phần Lan và thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký trong Hiệp định tín dụng.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên tăng cường phát triển các mối quan hệ với các đối tác và các nhà đầu tư Phần Lan trong thời gian tới để phát triển hệ thống điện một cách hiện đại, bền vững.