Thông tin chung đề tài:
Lĩnh vực: Hóa chất
Mã đề tài:
Tác giả: KS. Phạm Quang Tuyến; KS. Văn Khắc Minh; KS. Nguyễn Thành Công; KS. Vũ Xuân Hồng; ThS. Trần Đại Nghĩa; ThS. Quản Viết Bính; KS. Bùi Văn Chiến; KS. Dương Văn Đắc; KS. Phạm Văn Thọ; KS. Hoàng Văn Thịnh; KS. Vũ Văn Thức
Đơn vị: Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
Nội dung chính của giải pháp/nghiên cứu
Nghiên cứu và thử nghiệm, lựa chọn phương án tối ưu xử lý nước thải sản xuất supe lân.
Mục tiêu giải pháp/nghiên cứu
Giải quyết triệt để vấn đề môi trường, ổn định sản xuất, phát triển bền vững.
Kết quả nghiên cứu/giải pháp
Đề tài đã được Công ty triển khai vào thực tế sản xuất, đã tận dụng được nhiều thiết bị hiện có tại Công ty (máy nghiền bi ướt và các thiết bị phụ trợ kèm theo), kết hợp đầu tư mới thiết bị lọc tách nước trong bùn Bán sản phẩm, bể chứa...
Nguồn nước được lọc tách ra từ bùn Bán sản phẩm (giảm độ ẩm từ 50% xuống 25%H2O) được tuần hoàn bổ xung cho bộ phận hấp thụ khí SiF4 để tạo ra dung dịch H2SiF6 12%.
Đề tài đã xử lý triệt để về môi trường, không còn nước thải và không phát sinh nguồn chất thải nào mới. Công trình đã được Công ty báo cáo với các cơ quan quản lý về môi trường kiểm tra xác nhận.
Tổng số tiền làm lợi khi áp dụng đề tài đạt hơn 55,7 tỷ đồng/năm.
Cải thiện được điều kiện lao động cho người công nhân do không phải tiếp xúc nước thải có chứa flo và không phải sản xuất trừ sâu công nghiệp.
Giá trị ứng dụng
Đề tài đã tạo ra công nghệ mới trong xử lý axit H2SiF6, tìm được nguồn nguyên liệu hợp lý với công nghệ là quặng apatit loại 2, đã tạo ra được sản phẩm là Bán thành phẩm supe sử dụng thay thế quặng apatit tuyển để trung hòa supe tươi trong sản xuất supe lân. Nguyên liệu dùng để xử lý H2SiF6 là quặng apatit nguyên khai loại 2 có sẵn tại Công ty, được lấy từ phần dưới sàng của dây chuyền sản xuất lân nung chảy nên giảm cả chi phí đóng bánh quặng nếu lượng quặng này tiếp tục được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất lân nung chảy.
Giải pháp công nghệ xử lý axít H2SiF6 dây chuyền sản xuất supe lân nhằm giảm chi phí xử lý môi trường đã được áp dụng thành công vào sản xuất quy mô công nghiệp tại Xí nghiệp Supe 1 và Xí nghiệp Supe 2 thuộc Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Giải pháp của đề tài hoàn toàn có thể áp dụng đối với việc xử lý axít H2SiF6 ở dây chuyền sản xuất supe lân tại các nhà máy sản xuất phân bón khác.