Công nghệ in 3D: cuộc Cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo

in 3D là công nghệ nhận được sự quan tâm đặc biệt. các nhà khoa học nhận định rằng “đây là công nghệ cách mạng trong phương pháp sản xuất ra hầu hết mọi thứ”.

Công nghệ in 3D hay công nghệ đắp từng lớp sử dụng vật liệu nhựa, kim loại, sáp… cho phép chế tạo những đồ vật, bộ phận với số lượng ít, hình dạng phức tạp, cắt giảm phế liệu, tạo nhanh sản phẩm thử nghiệm, sản phẩm theo yêu cầu. Bên cạnh đó, công nghệ in 3D giúp giảm độ phức tạp trong quản lý chuỗi cung ứng, cho phép sản xuất các bộ phận tại chỗ thay vì phải sản xuất ở nơi khác mang đến. Vì vậy, công nghệ này mở ra tiềm năng về lợi thế chi phí sản xuất, cải tiến quy trình và cả sản phẩm của các doanh nghiệp. Ứng dụng của công nghệ in 3D rất đa dạng từ công nghệ y học, chế tác kim hoàn đến sản xuất ô tô, xây dựng, chế tạo máy bay…

Tại Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát đã ứng dụng công nghệ in 3D trong khâu thiết kế và sản xuất. Công nghệ này giúp Hòa Phát tạo ra các mẫu nội thất phức tạp nhưng rỗng bên trong, điều mà công nghệ làm khuôn truyền thống không thể làm được. Không chỉ tạo ra những sản phẩm mẫu thử nghiệm, các kỹ sư tại Tập đoàn Hòa Phát còn sử dụng máy in 3D để in nhanh các mẫu mockup máy móc và chi tiết máy đảm bảo cơ tính thay thế. Hiện các chi tiết máy bằng nhựa bị mòn hoặc vỡ, Tập đoàn Hòa Phát có thể tự thay thế với chi phí rất thấp so với việc đặt mua từ nước ngoài, giúp đảm bảo nhà máy hoạt động liên tục.

Trung tâm Thiết kế Kiểu dáng Công nghiệp thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel hiện cũng đã trang bị một số máy in 3D. Điều này đã rút ngắn thời gian tạo mẫu sản phẩm, chi tiết thiết kế từ vài tháng xuống chỉ vài giờ hoặc vài ngày. Qua đó cho phép kỹ sư tại Trung tâm có thể kiểm tra nhanh hơn chức năng các mẫu thiết kế, nhân dạng các lỗi ngay từ các giai đoạn đầu thiết kế, từ đó có các tinh chỉnh, thay đổi mẫu thiết kế phù hợp trong thời gian ngắn, đem lại các sản phẩm tinh tế hơn. Bên cạnh đó, toàn bộ quá trình được thực hiện ngay tại chỗ, vì vậy nhóm thiết kế của Trung tâm có thể giám sát chặt chẽ kế hoạch thiết kế và hoàn toàn xóa bỏ việc chậm trễ do thuê ngoài hoặc việc phụ thuộc vào các phương pháp tốn thời gian như gia công CNC thông thường.

Công nghệ in 3D đang dần thay đổi toàn bộ quá trình sản xuất, chế tạo của đa phần các sản phẩm xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta hàng ngày. Các nhà phân tích dự báo công nghệ in 3D sẽ được phổ biến đến cấp độ cá nhân trong vòng 5 - 10 năm nữa khi mà giá thành các máy in 3D giảm xuống còn vài trăm USD, cho phép người dùng chỉ cần có bản thiết kế là có thể in ra được sản phẩm mình mong muốn trong vòng 5 phút.

Dòng sản phẩm vòi phun nước cao cấp

 

Nhà Sản xuất các thiết bị cấp thoát nước và Xây dựng American Standard đã tung ra dòng sản phẩm DXV với những chiếc vòi phun nước kim loại được in bằng công nghệ 3D, dòng sản phẩm này sẽ thay đổi cách nước chảy vào các chậu rửa. Quá trình này mở ra nhiều cơ hội cho sáng tạo và các chức năng mới của vòi phun nước, cho phép chúng ta thay đổi trải nghiệm sử dụng truyền thống. Vòi phun nước được làm hoàn toàn bằng công nghệ in 3D gọi là Thiêu kết Laze. Cách thức hoạt động là máy tính sẽ điều khiển máy bắn laze với nhiệt độ cao và áp lực lớn vào hỗn hợp bột kim loại để tạo ra hình khối. Một khối kim loại rắn sẽ được nhô lên khỏi chỗ bột kim loại, mang trong đó một cách thức dòng chảy độc đáo.

Mô hình cầu sắt của Joris Iaaman


Một công ty xây dựng công trình, dân dụng và thiết kế phần mềm cho Autodesk đã cùng phối hợp với nhóm khởi nghiệp địa phương để tạo ra chiếc cầu in 3D mà sau này sẽ được khởi công ngay giữa thành phố Amsterdam, Hàn Lan. Phòng nghiên cứu Joris Iaaman sẽ thiết kế chiếc cầu với sự kết hợp chặt chẽ của những hình học phức tạp. Dự án này sẽ cho ta thấy được các phương pháp sáng tạo trong xây dựng và một bước tiến lớn trong việc thực hiện các công trình xây dựng theo phương thức tự động hóa.

Ông Joris Iaarman nói rằng "Tôi tin rằng. Chiếc cầu này sẽ cho thấy cách công nghệ 3D tiến vào thế giới các vật dụng hữu ích và các nguyên liệu bền vững. Chiếc cầu mang ý nghĩa ẩn dụ tuyệt vời cho việc kết nối công nghệ của tương lai với thành phố lâu đời, theo một nghĩa nào đó nó mang hai phần tuyệt vời nhất của hai thế giới".

Giày cao gót ấn tượng


Công ty United Nude đã phối hợp với Công ty 3D systems để tung ra một buổi trình diễn hợp tác trong tuần lễ thiết kế ở Milan. Triển lãm thiết kế giày với chủ đề "Tái phát minh ra giày", đã làm nổi bật 5 mẫu giày thiết kế riêng cho công nghệ in 3D, được làm bởi một nhóm thiết kế và kiến trúc sư hàng đầu thế giới: Ben Van Berkel, Fernando Romero, Michael Young, Ross Lovegrove và Zaha Hadid.

Bộ sưu tập giày cao gót này đã thể hiện sự nghiên cứu kĩ lưỡng và sự sáng tạo thông qua sự kết hợp của thiết kế may mặc, sự đa dụng, các phương thức sản xuất, tính thẩm mỹ và công nghệ chất lượng cao của kĩ thuật in 3D. Kỹ thuật thiêu kết bằng laser được áp dụng vào các tấm nylon cứng và các lớp cao su mềm trong quá trình hình thành hình dáng của giày. Mỗi chiếc giày cao gót trong dự án "Tái phát minh giày" có tới tận 50 đôi phiên bản hạn chế.

Sảnh đường kiến trúc lớn nhất thế giới


Triển lãm thiết kế Bắc Kinh đã làm nên lịch sử với sự ra mắt của Vulca, công trình sảnh đường lớn nhất từng được làm ra bằng công nghệ 3D. Ở ngay cửa ra vào của trung tâm thương mại công nghệ cao, phức hợp với văn phòng ParkviewGreen. Sản phẩm đoạt giải Guiness thế giới có cấu trúc của những mái vòm.

Giày in 3D được làm từ nhựa phế thải đại dương


Tại Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu tại Paris 2015 (COP21), Adidas và tổ chức nâng cao nhận thức về biển Parley đã giới hiệu cho các nhà doanh nghiệp thay đổi cách nghĩ về thiết kế và giúp ngăn chặn phế thải đại dương gia tăng lên với ý tưởng  giày dép độc đáo - một chiếc giày in 3D có phần đế và đệm được làm từ nhựa phế thải biển.

Bộ sưu tập thời trang độc đáo


Nhà thiết kế Danit Peleg muốn làm một cái gì đó khác biệt cho buổi thời trang tốt nghiệp của mình tại Trường Đại học nghiên cứu kĩ thuật và thiết kế Shenkar. Cô ấy đã bỏ qua hoàn toàn máy khâu và các loại vải, và tiếp cận thẳng tới máy in 3D. Đó thực sự là một thử thách, bởi vì cô không biết một tí gì về ngành công nghệ này, và thiết kế cả một chiếc váy với kích thước mặc được là điều chưa bao giờ được thực hiện. Bị ảnh hưởng bởi các tác phẩm nghệ thuật vẽ bằng các hình tam giác, sản phẩm đầu tiên của cô là một chiếc áo khoác màu đỏ. Sử dụng phần mềm thiết kế 3D gọi là Blender, tạo ra các tập tin để cho cô có thể bắt đầu thử nghiệm với các loại chất liệu và máy in 3D khác nhau. Bên cạnh đó, cô có sự giúp đỡ từ các chuyên gia in 3D từ Techfactoryplus và XLN. Cô ấy đã sử dụng những chiếc máy in nhựa công nghiệp khác nhau (PLA- polyactic acid plastics).

Bước đột phá - in bình thủy tinh


Nhóm Mediate Matter ở Viện Nghiên cứu của MIT đã nghiên cứu và cho ra đời một cách thức đột phá để in cácbình lọ thủy tinh. Phương pháp gọi là "in thủy tinh 3D" (G3DP), thực ra một phần trong nền tảng sản xuất thiết kế in kính quang học trong suốt. Hình dáng và sự biến đổi quang được ảnh hưởng bởi mẫu có sẵn, sự trong suốt và thay đổi màu sắc có thể có vô vàn ứng dụng với các sản phẩm là thủy tinh.
Duy Quang