Hà Nội: Phạt hơn 1 tỷ đồng các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 4/2018

Triển khai kế hoạch số 225 về “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, đến hết tháng 4/2018, thành phố Hà Nội đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 7.659 cơ sở, phạt tiền hơn 1 tỷ đồng đối với 470 cơ sở vi
p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px} p.p3 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; text-align: justify; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p4 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; text-align: justify; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px}

Báo cáo sơ bộ về tình hình triển khai Kế hoạch số 225 và kiểm tra thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố của Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội cho thấy, số cơ sở, vụ việc được kiểm tra là 7.659 cơ sở, trong đó có 1.414 cơ sở, vụ việc vi phạm, gồm 78 cơ sở bị cảnh cáo, 5 cơ sở bị đình chỉ và 470 cơ sở bị phạt tiền.

Tổng số tiền phạt sau thanh tra, kiểm tra là 1.299.800.000 đồng. Số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm là 65 cơ sở.

Hiện vẫn còn nhiều mẫu thử tại các cơ sở đang trong quá trình chờ kết quả giám định chính thức.

Tính riêng từ ngày 15/4 - 26/4/2018, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 55 vụ, phạt hành chính 271,25 triệu đồng, trị giá hàng vi phạm là 136,917 triệu đồng; hàng hóa vi phạm chủ yếu gồm: rượu, thực phẩm các loại,...

Tính riêng từ ngày 15/4 - 26/4/2018, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 55 vụ vi phạm an toàn thực phẩm các loại (Ảnh minh họa)

Được biết, các hành vi vi phạm chủ yếu của các cơ sở bao gồm thiếu sót các loại giấy tờ như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định, Giấy khám sức khỏe định kỳ theo quy định,… hay kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, vi phạm về nhãn hàng hóa, sử dụng phụ gia thực phẩm hết hạn sử dụng, sử dụng người lao động có mang, măc trang phục bảo hộ theo quy định nhưng không đầy đủ,...

Thành phố Hà Nội cũng đã tiến hành thanh, kiểm tra 36 cơ sở, trong đó có 23 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai và nước đá dùng liền, 9 bếp ăn tập thể, 4 nhà hàng ăn uống, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 1 bếp ăn tập thể, số tiền phạt 4.000.000 đồng.

Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm thành phố cho biết, đã lấy 11 mẫu nước uống đóng chai cùng 171 mẫu nông lâm thủy sản (gồm 48 mẫu thịt, 28 mẫu thủy sản, 54 mẫu rau, 13 mẫu quả, 5 mẫu chè, 9 mẫu gạo, 3 mẫu muối, 11 mẫu sản phẩm đã qua chế biến) và đang tiếp tục làm việc giải quyết tồn tại với các cơ sở đã kiểm tra có vấn đề.

Trong khi đó, đến ngày 30/4/2018, có 3 ca ngộ độc Methanol xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chiều 8/5/2018, Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành Trung ương số 3 về bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp hành động vì an toàn thực phẩm năm 2018 đã có buổi làm việc thực tế tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Vincommerce trong Tổ hợp thương mại Times City - địa điểm đang kinh doanh hàng chục nghìn sản phẩm thực phẩm đóng gói và hơn 600 danh mục thực phẩm tươi sống.

Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành Trung ương số 3 làm việc thực tế tại cơ sở kinh doanh Vincommerce trong Tổ hợp Times City, Hà Nội

Đoàn số 3 do ông Nguyễn Huy Hoàn - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương làm Trưởng đoàn, cùng với đại diện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), Cục Quản lý thị trường và Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương).

Tại đây, đoàn thanh kiểm tra liên ngành Trung ương số 3 đã có trao đổi với Giám đốc và chuyên viên quản lý chất lượng của siêu thị về điều kiện bảo quản các sản phẩm thực phẩm cũng như kiểm tra xác suất một số sản phẩm bao gói sẵn về nhãn mác, bao bì và sắp xếp, phân khu hệ thống giá, kệ hàng. Bên cạnh đó, đoàn còn làm việc với chuyên viên phụ trách nhân sự để kiểm tra thực tế các giấy tờ, hồ sơ có liên quan tới an toàn thực phẩm và bảo hộ lao động cho nhân viên hoạt động trực tiếp tại các gian hàng thực phẩm.

Ông Nguyễn Huy Hoàn cho biết, các quy định về an toàn thực phẩm được thực hiện khá đầy đủ ở cơ sở, cho thấy hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền và truyền thông của thành phố trong Tháng hành động.

Đoàn thanh, kiểm tra làm việc với các chuyên viên ngành hàng và quản lý chất lượng sản phẩm tại siêu thị để đảm bảo kết quả thực tế được chính xác nhất

Đoàn đề nghị, Ban chỉ đạo liên ngành Thành phố Hà Nội tiếp tục hoàn thiện và nhân rộng các mô hình điểm về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, từng bước ổn định và nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm của địa phương, song song với việc tăng cường kiểm tra, hậu kiểm và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy định ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Công tác phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm cần được đẩy mạnh triển khai đến các đối tượng trong địa bàn thành phố để việc thực hiện được kịp thời, đạt hiểu quả cao hơn, đồng thời tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông tới các hộ gia đình phù hợp với tình hình đặc thù, phức tạp của thành phố tại tuyến quận/huyện, phường/xã để nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn.

Đặc biệt, đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, Đoàn đề nghị tiếp tục tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu là do dân tự nấu, tự chế biến, tự pha chế, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng trên địa bàn thành phố và các tỉnh thành lân cận.